Ngũ lôi trường bế sơn? (Du vân) (Bốn bểđã mong mưa rồi,
Sao phép ngũ lôi còn giữ kín mãi trong núi?) Xích nhật hành hà đạo?
Thương sinh thán kỷ hồi? (Đối vũ – kỳ nhất) (Mặt trời đỏ lẩn đi đằng nào?
Để dân đen than thở mãi)
Cao Bá Quát đã bao lần hỏi “phép ngũ lôi” , hỏi “mặt trời đỏ”, hỏi “ễnh ương” như thôi thúc chính mình. Và những cơn mưa dữ dội, những cơn mưa như mũi tên bắn... chính là khát vọng, mong ước hành động. Nhân dân trông đợi quan tâm chăm sóc của triều đình như hạn trong mưa. Triều đình không làm mưa thì chính nhân dân sẽ tạo ra nó. Những đám mây đen trời bầu trời vây kín, rồi sấm sét nổi lên và mưa sẽđến. Thiên nhiên gào thét hay lòng lòng đang nổi loạn? Cao Bá Quát ngắm sông Hồng rồi tự hỏi “Cớ gì lại phải cứ làm một nhà thơ”68 lạc lõng giữa bọn ô trọc trong khi đời đang rất cần mình. Suy nghĩ ấy cứ day dứt, bám víu trong khi: “Nào ai biết ngày mai nóng hay rét? Sao cứ ngồi mãi đây cho lòng xót xa!”69. Đã đến lúc, Cao Bá Quát gom “khí lực” của mọi người nơi thôn ấp hướng đến một khát vọng tươi sáng như cầu vòng muôn trượng giữa khoảng trời mây (Đại vũ – kỳ nhị). Sức mạnh của nhân dân, của chính nghĩa sẽ lấp lánh như vẻđẹp rực hào quang của “cầu vòng muôn trượng giữa khoảng mây trời” xua đi nỗi u ám của đất trời. Chu Thần “muốn xoay lại trời đất”70 muốn “thay đổi nước cờ” đem lại ấm no cho nhân dân.
Rõ thật, Cao Bá Quát tự do trong cách nghĩ và cũng từ cách nghĩ này phảng phất một ý chí, một tinh thần cứng cỏi, một hành động dám nghĩ dám làm của người trai tràn đầy hoài bão lớn. Con người khí phách Cao Bá Quát luôn vượt khuôn khổ mang tầm vóc vũ trụ là vậy.
Con người tự do khí phách còn là con người của khát vọng cá nhân. Một cá nhân dám vượt lên khuôn phép, lễ giáo, tựđịnh đoạt số phận của mình, dám làm một con người bản ngã. Trước đó, cái cá nhân, con người cá nhân cũng được đề cập trong thơ của Nguyễn Gia Thiều, Đoàn ThịĐiểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… Đến thơ Cao Bá Quát, con người cá nhân mang
đậm sắc thái của thời đại, của bản lĩnh khí phách Chu Thần. Chế độ rụi tàn, thời đại đổi mới, tư
tưởng tiến bộ lấn sang lại thêm bản lĩnh con người Cao nên cái hữu ngã càng mãnh liệt, càng day dứt. Khảo sát 418 bài thơ, chúng tôi thấy con người cá nhân được đề cập trong thơ rất nhiều, khoảng trên 289 lần. Dấu hiệu để nhận biết con người cá nhân thông qua các từ tự xưng như ngã, ngô, dư,
độc, thân, khách, du khách, hành nhân, du nhân, du tử, tráng sĩ, Mẫn Hiên, Cúc Đường, Cao Lang… Không chỉ vậy con người cá nhân trong thơ Cao Bá Quát còn hiện lên thông qua các hình