Từ tự xưng:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 111 - 118)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.3.1.Từ tự xưng:

Cũng giống như những đại thi hào lớn của dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Cao Bá Quát luôn có khuynh hướng thể hiện mình, khẳng định bản thể trước cuộc đời này. Vì thế, lớp từ tự xưng xuất hiện nhiều trong thơ ông. Khảo sát 418 bài thơ

thì có đến 289 lần tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp dùng từ tự xưng. Con số này tương đương với từ

tự xưng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (Theo Tiến Sĩ Lê Thu Yến, sau khi khảo sát 250 bài thơ chữ

Hán Nguyễn Du thì có đến 269 lần Nguyễn Du dùng từ tự xưng). Lớp từ tự xưng trong thơ chữ

Hán Cao Bá Quát rất đa dạng. Có thể thấy sự xuất hiện của các từ như ngã, ngô, dư, độc, thân, khách, du khách, hành nhân, du nhân, chủ nhân, du tử, tráng sĩ, Mẫn Hiên, Cúc Đường, Cao Lang

Cao Bá Quát luôn ý thức cái tôi bản ngã của mình. Thế nên, ông hay nói về chính mình, về

bản thân, về mối quan hệ của mình trong xã hội và trong trời đất. Đó là những khát vọng, hoài bão,

ước muốn, suy tư, trăn trở, đau khổ, thất vọng, hào hứng, niềm tin… Cái tôi lẫn cái ta bản ngã xuất hiện hàng loạt trong thơ ông là vậy.

Thời thế suy vi, thế lực kim tiền, danh vọng đã làm cho chốn quan trường điên đảo, cái thân kẻ sĩ chân chính đầy cá tính vì vậy mà mịt mờ, chìm nổi. Cao Bá Quát đau lòng vì điều này. Cái tôi cá nhân đã giãi bày.

Mang mang thân thế tri hà liễu (Biệt Phạm Đôn Nhân Lang trung) (Thân thế mịt mờ, biết bao giờ cùng?)

Mang mang thân thếđộc du hành (Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Thân thế mịt mờ, chỉđáng trừng mắt trông đời)

Tấm thân ấy vì vậy mà nổi trôi khắp nơi theo những chặng hành trình, cái phận ấy vì vậy mà mỏng manh.

Bách niên thân thị khách (Mộđắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký) (Trăm năm thân này là khách)

Phiêu bạc thử thân thành để dụng (Dư hốt ư mộng trung vãng Thám tuần phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu nhiệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử - kỳ nhị)

(Tấm thân trôi giạt này biết có làm nên chuyện gì)

Cao Bá Quát rong rủi khắp nơi như con ngựa đã mệt mỏi sợđến ngảđường rẽ (Ngụ sở cảm sự, mạn bút thư hoài). Nhưng vì đời, ông vẫn cứ dấn thân. Cái thân ấy bị ràng buộc.

Cơ bạn thử thân câu hệ vật (Hí tặng Phan Sinh)

(Cái thân bị ràng buộc chỉ vì cùng vương vít với việc đời)

Lại “đồng bệnh tương liên” quý kẻ có tài nên cái thân bị khốn khổ, đày đọa, biết còn làm

được gì.

Mệnh thân ma yết định hà tri (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân) (Thân mệnh con bọ khốn khổ nào biết định đoạt ra sao?)

Tội định thân hà dụng? (Tội định) (Tội khép rồi, thân còn làm gì được?)

Thôi thì đành như sợi cỏ bồng phiêu dạt.

Phận ủy cô phi hồng (Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm)

Thân phận đành như sợ cỏ bồng phiêu dạt)

Đúng thật cái thân đang đứng giữa cơn sóng gió.

Cộng chứng phong ba hiện tại thân (Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt, tẩu bút dữ chi)

(Và cũng nhận thấy cái thân đang đứng giữa cơn sóng gió)

Nhưng cái thân ấy vẫn cứ vẫy vùng, cái thân ấy chất vấn với chính mình, khẳng định mình. Thử thân hà sự tác thi ông? (Thứ vận Thận Tư phóng quan Nhị hàm

(Thân này vì cớ gì lại cứ phải làm một nhà thơ!) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao Bá Quát vẫy vùng, dấn thân và hành động chính là do cái ta ý thức, dằn vặt, thôi thúc bên trong. Ngày ấy chí lớn của ta ở muôn dặm, nơi hư không xa tắp (Tương đáo cố hương). Lòng ta rạo rực, bao khát khao.

Ngã dục đăng cao sầm

Hạo ca ký vân thủy (Quá Dục Thúy sơn) (Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất kia Hát vang để gửi tấm lòng vào mây nước)

Ngã dục sáp song thí

Phi bộ lăng tử yên (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác, phụng ký chư cố nhân)

(Ta muốn chấp thêm đôi cánh, Bay lên tận tầng mây tía)

Ta hào hứng lập danh với đời.

Quan cái phân phân ngã hành hỹ! (Hoành Sơn vọng hải ca) (Mũ lọng nhộn nhịp, ta cũng đi đây!)

Dẫu ta tin rằng.

Tảo tín văn chương bất trị tiền (Thuật hoài)

(Ta đã sớm tin rằng, văn chương là điều chẳng đáng giá)

Và ý định của ta.

Ngã vô hành dã, diệc vô lưu (Trường giang thiên – kỳ tam) (Ta không có ý gì đi cũng không có ý gì ở cả)

Ngã sơ vô hành lưu (Châu hành há Thanh Khê, cố nhân ký biệt tây du chưđệ tử)

(Tôi chả bao giờđịnh ra đi hay ở lại)

Buồn và đáng thương cho ta gặp phải cái vạ quan trường. Ta là người tội lỗi bị bỏ rơi. Mỗi liên xỉ thiệt thường tao ngã (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu

nhân)

(Thương cho ta mỗi lần gặp cái vạ miệng lưỡi)

Tội phế tín ngã sở(Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm)

(Đã là người tội lỗi bị bỏ rơi, thì đâu chẳng là nhà?)

Ta cứ hỏi: vì sao ta bị tù đày? Vì sao ta phải gặp nó – cái gông? Ngô sinh vịđể mạn tương tầm? (Trường giang thiên – kỳ nhị)

(Đời ta vì sao lại phải gặp nó?)

Từđây, ta bị vùi dập, phiêu dạt khắp nơi, cũng có lúc ta mệt mỏi muốn an nhàn. Quyện ngã tiệm thành chân lãn tản (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn

đầu đề bích – kỳ nhị)

(Ta mỏi mệt rồi, dần dà thành con người thật sự biếng lười, nhàn tản)

Lãn ngã dĩ khai cao ngọa kính (Dư hốt ư mộng trung vãng thám tuần phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu nhiệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử - kỳ nhất)

(Nghĩ mình lười, đã vạch ra lối về nằm khểnh)

Và ta đã thật sự trở thành kẻ nhàn tản

Tản nhân qui khứ ngọa giang thành (Đông tác Tuần Phủ tịch thượng

ẩm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Kẻ nhàn tản này về nằm khểnh ở thành bên sông)

Ta thấy mình là một vị tiên

Ngã thị Phù Dung thành chi tản tiên! (Di Xuân dĩ bồn liên vi thu phong sở tồi hữu thi kiến ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi)

(Ta đây là một vị tiên nhàn tản ở thành Phù Dung)

Ta lại khát khao.

Thùy năng vị ngã trừu thử nhất ngung động,

Thố chi Tấy Hồ chi thượng, Châu Long, Phượng Chủy chi gian (Du tiên Lữđộng nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng Túy hậu thành ngâm văn)

(Ai có thể chuyển giúp ta cả một góc động này,

Vềđặt bên Hồ Tây, giữa khoảng hai gò Châu Long và Phượng Chủy)

Sản khước đông biên quách cánh nghi! (Đề Trấn Vũ quán thạch bi) (San phẳng mé đông đi, thành quách trông càng hữu tình)

Khi say thì ta cứ ngâm câu thơ ấy (Đề Trấn Vũ quán thạch bi) nhưng bao khát khao vẫn không làm vơi nỗi buồn trong ta. Có lúc ta mượn rượu để giải sầu.

Tá bỉ bôi trung vật,

Ký ngã thế ngoại tình (Đồng Chuyết Huyên ẩm đại túy hoa hạ mạo vũ nhi qui)

(Mượn vật trong chén của nó, Gởi tình ngoài đời của ta)

Ta thấy đời ta lầm lỡ, ràng buộc vì cái danh hờ.

(Đời ta trót lầm lỡ vì cái danh hờ)

Dư sinh cơ bạn chỉ vi danh (Ký hận – kỳ nhị) (Đời ta bị ràng buộc chỉ vì chút danh nhỏ)

Ta phờ phạc cả người, ta cảm đời mà than thở

Cứ ngô tiêu tán tự trường ca (Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ từ)

(Phờ phạc ngồi tựa ghế, những nghêu ngao hoài)

Ngô chi sinh dã vô nhai, duyệt thế thâm nhi ngộ thán (Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Đời ta sống không bờ, trải đời mà than thở)

Để rồi khi gặp lại bạn, ta thương ta thương cả cho bạn (Biệt Phạm Đôn Nhân Lang trung)… Bất chợt, có người đón trước mặt ta mà than thở (Đạo phùng ngạ phu)…

Ta cũng là nhân vật cũở Trung Nguyên có tấm lòng yêu nước (Dữ Hoàng Liên Phương ngữ

cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi), nhưng ta đành bất lực, lòng ta oán hận vô cùng, ta có nhiều mối hận.

Ngã do di hận mãn đinh châu (Họa Thận tư xuân nhật đồng chư hữu

đăng trấn vũ quán Lâu Vọng hồ kiến ký thứ vận)

(Ta còn nhiều mối hận chất đầy nơi cồn bãi)

Nỗi hận làm cho ta uất ức, ta sinh bệnh, ta mắc chứng điên vì đời.

Đạo ngã hữu tại, bất tử duy mệnh cuồng (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lụy Thường Tín kiêm trí Lê Huy Vĩnh lão khế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Rằng, tôi còn khỏe, không chết, chỉ mắc chứng điên thôi)

Bạch dã chính dương cuồng (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành, khuyết vi diện biệt phụng ký)

(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giảđiên)

Có lúc ta tự trách mình, phàn nàn với chính mình.

Ta ngã bế hộđiêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự(Đề sát Viện Bùi Công yên Đài anh ngữ khúc hậu)

(Đáng phàn nàn cho ta chỉđóng cửa mà gọt giũa câu văn)

Và phàn với cả ai đó.

Thán tức hà nhân ủng tỵ khan! (Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường)

Khi muốn bày tỏ tình cảm một cách mạnh mẽ hơn, Cao Bá Quát dùng từđộc, (một mình).

Đó là những trường hợp nội tâm nhà thơđang có sự giằng xé hoặc những nung nấu khó giãi bày, để

trong lòng thì khó chịu.

Cô ngâm dục họa Lệ Chi thi (Ngụ sở cảm sự, mạn bút thư hoài) (Khúc ngâm cô độc muốn họa lại bài thơ Lệ Chi)

Cô ngâm trấn tịch liêu (Tiểu lập)

(Một mình cất tiếng ngâm phá tan sự yên lặng)

Độc ỷ thương mang mộ khí trung (Thứ vận Thận Tư phóng quan Nhị hà đồng Di Xuân, Hòa Phủ)

(Một mình đứng trong bóng chiều man mác)

Tráng niên tâm sựđộc sài phi (Nhật mộ)

(Tâm sự của tuồi trai tráng, đành gửi lại cửa sài)

Hình thức dùng từtrượng phu cũng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,

Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu! (Trà Giang thu nguyệt ca) (Là người trượng phu đã chống gương đi thì đi thẳng,

Chẳng bắt chước nhưđàn bà, con trẻ bịn rịn trong lúc phân kỳ!)

Trượng phu tam thập bất thành danh (Du Đằng Giang dữ hữu nhân

đằng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)

(Trượng phu ba mươi tuổi chẳng nên danh gì!)

Khi không cần nhấn nhưng ý vẫn khẳng định, Cao Bá Quát có thể dùng từ một cách nhẹ

nhàng hơn nhưtráng sĩ, anh hùng, khách.

Thời thanh tráng sĩ tiện (Đặng Ngự sử Trạch, Phùng Diệp Di Xuân cộng túc)

(Thời buổi thanh bình, kẻ tráng sĩ trở nên thấp hèn)

Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc (Đăng Hoành Sơn) (Người anh hùng không kéo lại được nước nghìn năm)

Hữu khách đình bôi ỷ kiếm khan (Thứ vãn tương độ Lãng tân, Thạch Thượng tạm yết) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Khách ngừng chén rượu tựa gươm ngắm nghía)

Khách tinh tự chiếu cô sà sứ(Phái vãng dương trình chu hành phó

Đà tấn, tẩu bút lưu biệt tân thức)

(Sao khách chiếu vào sứ giảđi bè lẻ loi)

Du nhân qui bất qui? (Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân)

(Không du tử về hay không đây?)

Khởi tri hồ hải phiêu linh khách (Thiên áo thành phùng cố nhân Cổ Vân Khê văn kỳ cận phảđắc ý ư họa dữẩm cập chi)

(Đâu hay nay đây mai đó trở thành khách lênh đênh)

Hành khách bất tri du tử ý (Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân)

(Khách đi đường không hiểu ý người du tử)

Có khi chỉ cần nói tới chiếc áo xanh (chỉ việc làm quan), hay nói đến việc tóc bạc Bạch phát, thanh bào, ngô lão hỹ! (Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu)

(Bạc đầu với chiếc áo xanh. Ta già mất rồi!)

Tân kính sương mao sầu tựđối (Sơ thu vịnh Hoài Phủ, Minh Trọng nhị tri kỷ)

(Buồn bã nhìn tóc bạc mình trong gương mới)

Sấu cốt chi ly ủng mấn hoa (Bài Thương Sơn công hữu sở quỹ vật

kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ) (Nắm xương gầy rời rạc mang mái đầu hoa râm)

Đặc biệt, cái tôi cá nhân Cao Bá Quát thể hiện mạnh mẽ qua việc dùng họ, tự, hiệu. Cao tử bất hạnh (Thất tử)

(Cao tử bất hạnh)

Cao lang chỉ tự mai hoa sấu (Du Tây Hồ bát tuyệt – kỳ ngũ) (Chàng Cao gầy gò giống hệt cành mai)

Lục bức dương bình họa Mẫn Hiên (Lưu biệt Hoàng Liên Phương) (Sáu bức bình phong vẽ chàng Mẫn Hiên trên biển)

Sương tuyết ưng liên cúc độc khai (Tức tịch thứ vận) (Đáng thương hoa cúc nở một mình trong sương tuyết)

Dùng các hình ảnh có liên hệ mật thiết với quê hương để chỉ cá nhân. Linh qui khởi trùng vật

Sinh trưởng biệt Gia Lâm (Qui) (Rùa thiên há phải vật côn trùng, Lớn lên đi khỏi Gia Lâm)

Nguyệt hằng chi cương.

Thượng hữu bán tử chi tùng bách,

Đột ngột đống cửu nhi tương vương (vọng) (Đằng tiên ca) (Ở phía nam sông Đức Giang,

Ởđỉnh núi Nguyệt Hằng.

Trên có cây tùng, cây bách chết một nửa,

Nhưng vẫn cùng nhau đứng trơ trơ giữa trời rét mướt)

Điều này làm cho Cao Bá Quát khác với những thế hệ nhà thơ trước ông, cùng thời và cả sau này nữa. Lớp từ tự xưng cho thấy cá tính Cao Bá Quát mạnh mẽ, sự ý thức cá nhân cao độ. Cao giống những nhà thơ trước ông, cùng thời ông bởi lớp từdu nhân, du khách, tráng sĩ, anh hùng và gần với nhà thơ hiện đại bởi cái nét phóng khoáng, lãng mạn của một khách giang hồ, tấm thân chìm nổi của con người thế sự, … Ở mỗi trường hợp, Cao dùng từ tự xưng cho thích hợp. Ví như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi đến nơi cổ kính trang nghiêm hoặc hướng về người xưa thì cái bản ngã của Cao là tráng sĩ, anh hùng, du khách; để bộc bạch nỗi niềm thế sự thì Cao dùng ngã, ngô; để nhấn mạnh cái cá nhân thì Cao dùng tên họ, tự, biệt hiệu; để hướng về quê hương với nỗi niềm thì Cao dùng tên đất, tên làng

để chỉ mình.

Lớp từ tự xưng còn thể hiện rõ con người cá nhân qua những lời đối thoại mang tính tự sự, những lời độc thoại nội tâm. Điều này rất gần cái tôi cá nhân của con người hiện đại trong thơ văn sau này. Cao Bá Quát đã độc thoại với chính mình trong nỗi cô đơn, lo toan, ngẫm nghĩ; Cao cũng

đã đối thoại với con người trong niềm cảm thông, chia sẻ… Chúng ta có thể điểm qua một số bài thơ thể hiện cái cá nhân mạnh mẽ, phong phú; các phương thức biểu hiện cái cá nhân tự sự, như bài

Đề Sát viện Bùi công Yên đài anh ngữ khúc hậu, Phụ tương tử, Cái tử, Phúc lâm lão, Trà giang thu nguyệt ca, …

Như vậy, chúng ta thấy Cao Bá Quát rất có ý thức trong việc khẳng định mình và bộc lộc cái tôi cá nhân. Cái bản ngã của ông được thể hiện phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Điều này làm cho cảm xúc thơ ông mạnh mẽ hơn. Thơ Cao Bá Quát gần với thơ hiện đại là vậy.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 111 - 118)