Không gian nỗi niềm:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 84 - 87)

172 Bài Nguyên Nhật

3.2.2. Không gian nỗi niềm:

Trong thơ Cao Bá Quát có mảng không gian gắn liền với những tâm tư tình cảm của con người. Chúng tôi tạm gọi là không gian nỗi niềm. Không gian này xuất hiện là do Cao Bá Quát có nhiều suy tư và trăn trở trước cuộc sống, trước con đường đi tìm lẽ sống đời mình; và nó được cụ

thể hóa qua những hình tượng không gian nghệ thuật như hình tượng con đường, bãi cát, trăng, ngôi nhà, ngọn đèn. Con người suy tưởng và tình cảm hiện lên rất rõ và chiếm ưu thế ở khoảng không gian này.

Trước hết, không gian nỗi niềm được thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật về con

đường. Hành trình của Cao Bá Quát gắn liền với hình tượng con đường. Khảo sát 418 bài thơ thì có

đến 31 lần Cao Bá Quát đề cập đến “con đường”. Có con đường dài (Chí gia; Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt đệ tử), đường cát bụi (Thuật hoài), đường xa lạ (Thập lục nhật yết đĩnh Lữ Thuận, thứ Trần Ngộ Hiên), đường mây khói (Bệnh trung), đường công danh (Hoành Sơn vọng hải ca, Sa hành đoản ca), đường trần (Hiểu quá Hương giang), đường mây khói (Bệnh Trung), đường mờ mịt, muôn dặm quan san một màu trắng xóa (Trà giang thu nguyệt ca)... Những con đường in hằn trong tâm trí của Chu Thần. Nó mở ra một không gian xa cách, dài thăm thẳm chiều trôi, xa tít tắp và dằng dặc trong nỗi cô đơn, nỗi nhớ.

Trường lộ thượng du du (Chí gia) (Đường dài còn thăm thẳm)

Man man hướng trường lộ(Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử)

(Đi trên con đường dài thăm thẳm)

Thử sinh qui lộ chuyển du du (Lưu viện du nguyệt, văn đắc tái phát

Đà Nẵng, thị dạđồng Vũ Hoài Phủ thống ẩm)

(Đời ta từđây nhìn con đường về, trở thành xa lắc)

Trần lộ du du song quyện nhãn (Hiểu quá Hương Giang) (Đường trần dằng dặc, đôi con mắt đã mỏi)

Chu Thần từng một mình, một ngựa vượt ngàn núi dưới trăng, lúc lại vời vợi trên con đường dài. Ngước nhìn về trước là bãi cát vàng muôn dặm, lại một bãi cát vàng tiếp liền nhau không thấy nước, rồi những lần chuyển tù, phát phối chuộc tội chìm ngập ngày tháng núi sông muôn trùng. Con

đường bỗng trở nên gập ghềnh hơn khi những núi, sông, đèo ải bao bọc vây lấy nó vừa khép kín vừa mở ra những khoảng không vạn lý, thiên lý tới tắp. Các từ vạn lý, thiên lý, muôn trùng được lặp lại khá nhiều trong thơ (thiên lý, vạn lý lặp lại trên 30 lần). Trên con đường ấy, Cao Bá Quát có lúc hào hứng vô cùng. Cái chí trai trẻ cùng với hoài bão lớn của kẻ sĩ tạo cho Chu Thần tâm thế hưng phấn, sẵn sàng nhập cuộc, sẵn sàng vượt mọi khó khăn. Cao Bá Quát có đến 3 lần bộc lộ tâm trạng hăm hở.

Công danh nhất lộ kỷ nhân nhàn ?

Quan cái phân phân ngã hành hĩ(Hoành sơn vọng hải ca) (Trên đường công danh có mấy ai nhàn ?

Mũ lộng nhộn nhịp ta cũng đi đây)

Nhất tiếu vọng sơn đầu,

phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ dữ chi)

(Cười xòa một tiếng nhìn lên đỉnh núi, Hát vang lên khúc Hành lộ nan)

Du du trường lộ khan thùy kiện (Thuyền hồi quá Bắc dữ, dư bão bệnh

sổ nhật hỹ, dạ bán đăng tường tứ vọng, thê nhiên độc hữu hương quan chi cảm, nhân giản Trần Ngộ Hiên, kỳ nhị)

(Vời vợi trên con đường dài để xem ai mạnh khỏe)

Cao Bá Quát tự tin bước trên con đường danh, kiên nhẫn trên con đường đời và thử đọ sức với con đường dài mà mình đang tiến bước. Nhưng rồi ý chí ấy, bước chân ấy ngày càng chùng bước. Cao Bá Quát đã 5 lần ngập ngừng trên con đường và 11 lần có tâm trạng mỏi mệt.

Hồi thủ yên tiêu khuất tráng đồ(Bệnh trung)

(Ngoảnh nhìn con đường mây khói, chí cả chưa được vẫy vùng)

Cầm kiếm thiên nhai khứ lộ phi (Nhật mộ)

(Nơi chân trời , cây đàn thanh kiếm đi đã lầm đường)

Bả duệ thu phong bộ khước trì (Mông đắc hồi bổ Hàn lâm, lâm hành chưđệ tử tương tiễn, nhân thứ tiền vận vi biệt)

(Níu áo trước làn gió thu, bước đi dùng dằng)

Tự liên song đoản cước (Văn Lưu Nguyệt Trì bắc hành khuyết vi diện biệt phụng ký nhị thủ - kỳ nhị)

(Thương cho mình hai chân quá ngắn)

Cao Bá Quát đã thật sự mệt mỏi, chán ngán. Ông chán ngán không phải vì mình kém cỏi mà chính vì quan trường nghiệt ngã, vua quan chẳng ra gì. Nhiều lúc, ông sinh lười muốn dừng lại (Dạ

túc Triệu Châu kiều), thậm chí muốn quây về (Hiểu quá Hương giang). Giữa trời đất bao la dù là thân áo vải Cao Bá Quát thấy vui hơn khi ở giữa chốn kinh kì mà lòng lại thấy xa xôi, lạc lõng. Cái xa xôi, lạc lõng, cái thấp thỏm lo âu bởi do sợ lòng sâu độc của cạm bẫy đời. Không gian đường đời

đã làm cho người đi nhận ra con đường đi phía trước xa tít.

Vương tôn lộ viễn mê phương thảo (Mông đắc hồi bổ Hàn Lâm, lâm hành chưđệ tử tương tiễn, nhân thứ tiền vận vi biệt)

(Đường đi của vương tôn còn xa tít, cỏ mọc lờ mờ)

Thiên lý quan san sự dĩ phi (Mộ xuân tức cảnh hoài nhân) (Nơi quan san nghìn dặm việc đã sai rồi)

Cái xa tít của con đường đi cỏ mọc lờ mờ hay cái xa tít của con đường đời khi mà chuyện làm quan nhiều lận đận biết rồi sẽ thế nào. Chu Thần cứ đinh ninh mình đã thật sự sai rồi. Thế là buồn cho tấm thân trôi nổi không cùng, cho bước đường cát bụi đã qua.

Phù thế du du lộ vô tận,

Nhất liêm thu nguyệt dữ quan tình (Thứ vận Bảo Xuyên ông lưu biệt) (Đời người trôi nổi vời vợi, đường đi không cùng,

Duy có ánh trăng thu giãi trên rèm cùng tấm tâm tình nhuộm màu quan ải)

Trần lộ nhất hồi đầu (Thuật hoài)

(Bước đường cát bụi, một khi ngoảnh lại còn gì!)

Con đường của Cao Bá Quát đi bỗng có lúc chùng chân, bế tắc như bước đường cùng của anh bộ binh Nguyễn Tịch, cùng đường mà khóc trở về (Trà Giang thu nguyệt ca), như người hành nhân trên con đường cát nước mắt lã chã mà vẫn còn đi (Sa hành đoản ca). Nhưng không gian

đường cùng vô tận này không thể giam hãm bước chân của Chu Thần. Bằng chứng là con người trong thơ ông không khóc như Nguyễn Tịch hay chán nản như Nguyễn Du mà cất lên lời ca đầy cảm khái: “Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây ?Đường bằng phẳng thì mờ mịt, đường ghê sợ

thì nhiều/ Hãy nghe ta hát khúc ca đường cùng"174 và hành động quyết liệt, dứt khoát: "Là người trượng phu đã chống gươm đi thì đi thẳng/ Chẳng bắt chước nhưđàn bà, con trẻ bịn rịn trong lúc phân kỳ!"175 Đến cuối cuộc đời mình, Cao đã vượt lên chính mình, đi xa hơn nữa trên con đường tưởng chừng như bế tắc. Đó là con đường khởi nghĩa Mỹ Lương cao cả...

Và bước tiến trong cuộc đời Cao Bá Quát, một lần nữa lại bị chặn đứng bởi bãi cát dài, mênh mông trước mắt. Cao Bá Quát đã làm gì trước chướng ngại vật đó. Buồn, than thở hay là… Bãi cát là một thực thể của tự nhiên. Trong thơ Cao, nó vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Bãi cát dài là một hình tượng không gian nghệ thuật. Nó ẩn chứa một nỗi niềm trải dài theo cát. Nếu như núi khép kín – trùng điệp thì bãi cát lại mở ra, và có lúc tưởng chừng như vô tận. Có bãi cát vắng (Mạnh Hạo Nhiên dạ qui lộc môn thi), bãi cát vắng teo (Thứ vãn tương độ Lãng Tân, thạch thượng tạm yết), bãi cát rộng (Thanh Trì phiếm chu Nam hạ), bãi cát mênh mông (Quá Quảng Trị); lại có bãi cát dài của đời người (Sa hành đoản ca); bãi cát uốn quanh như khúc ruột (Đồng Bùi Minh Trọng Trà Giang dạ bạc). Dù là bãi cát của tự nhiên, bãi cát cuộc đời, Cao vẫn thấy có một nỗi buồn, một niềm đau, một ý chí. Thế giới của Hành cung Mỹ Xuyên và nhiều hành cung khác mở ra xa hoa tráng lệđối nghịch với số phận của dân nghèo xác xơ càng làm cho kẻ sĩ Cao Bá Quát chìm ngập trong nỗi buồn khi nhìn bãi cát hoang vắng tiếp liền nhau không thấy nước. Một nghịch cảnh như trêu nỗi lòng Chu Thần.

Sả chử bình liên nhất thủy không. Truyền đạo lục long cận tuần hạnh,

Mỹ Xuyên cung ngoại hựu tân cung! (Quá Quảng Trị) (Bãi cát tiếp liền nhau mênh mông, không thấy nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)