Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào (Trang 144 - 148)

3.3.5.1. Mục đích

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới công tác tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích tiềm năng của mỗi giáo viên và toàn bộ đội ngũ giáo viên có điều kiện và cơ hội phát huy năng lực nghề nghiệp, cống hiến tích cực và đạt hiệu quả công tác cao nhất, phù hợp với yêu cầu về khả năng chia sẻ, năng lực tự học và hợp tác trong đội ngũ rất giáo viên THPT.

Cần chú ý kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ giáo viên như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đến cảnh quan môi trường sư phạm, những điều kiện về văn hoá tinh thần như sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao xây dựng nên những nét văn hoá đẹp tự hào về truyền thống xây dựng và phát triển nhà trường. Để có được điều đó những người quản lý lãnh đạo phải thật sự đóng vai trò hạt nhân có trình độ và phong cách trong việc xây dựng nhà trường thực sự là môi trường sư phạm tiên tiến, trung tâm văn hoá, luôn luôn có bầu không khí đoàn kết, yên tâm và tin tưởng vào sự phát triển tương lai của nhà trường và của mỗi thành viên.

3.3.5.2. Nội dung giải pháp

Xây dựng tập thể giáo viên THPT có chung tầm nhìn, quan điểm; Phát huy sự nỗ lực của mỗi cá nhân trên con đường hoàn thiện chính bản thân để hướng đến mục tiêu của nhà trường về chất lượng dạy học và các nhiệm vụ khác.

Hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ giáo viên, bao gồm: Xây dựng mối quan hệ quản lý tốt đẹp trong nhà trường; tạo sự thống nhất cao giữa lãnh đạo và đội ngũ giáo viên hướng vào việc thực hiện mục tiêu của Sở GD cùng với mục tiêu của nhà trường THPT; xây dựng các nề nếp lao động, sinh hoạt chính trị; tham gia xây dựng các chính sách sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên THPT.

Đổi mới công tác đánh giá giáo viên THPT, tập trung vào việc đổi mới nhận thức về công tác đánh giá giáo viên THPT; đổi mới nội dung, qui trình đánh giá giáo viên THPT.

3.3.5.3. Thực hiện giải pháp

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên theo tinh thần (biết học hỏi):

- Tư duy hệ thống: Mỗi giáo viên phải hiểu rõ tổ chức của mình hoạt động, làm việc như thế nào, họ cũng phải hình dung được một cách toàn

diện về đội ngũ giáo viên cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân mình.

- Tầm nhìn chia sẻ: Đội ngũ giáo viên phải xây dựng, hình thành được mục đích chung, sự cảm kết chung cũng như một kế hoạch tổng thể mà mọi giáo viên đều thoả thuận, đồng ý.

- Mô hình tinh thần có tính thách thức: Trong đội ngũ giáo viên phải luôn luôn đặt vấn đề về cách thức tư duy cũng như phát hiện ra những định kiến lâu đời ngăn cản các thành viên chấp nhận những hành vi mới, cách làm mới.

- Học hỏi có tính đồng đội, rèn luyện: Mỗi giáo viên phải làm việc hăng hái để giúp cho tổ, nhóm giáo viên thành đạt và làm việc một cách tập thể để đạt được tầm nhìn chung, mục tiêu chung chứ không chỉ theo đuổi những mục đích cá nhân của mỗi giáo viên.

- Làm chủ bản thân: Mỗi giáo viên phải hiểu biết một cách sâu sắc công việc, con người và các quá trình diễn ra mà họ chịu trách nhiệm. Họ phải gắn bó thân thiết với công việc của mình chứ không thờ ơ, làm cho xong việc.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên:

- Chính sách sử dụng: Bố trí sử dụng giáo viên đúng chuyên ngành đã được đào tạo, kết hợp theo dõi để phát hiện năng khiếu, trình độ khác để có điều kiện khai thác tốt tiềm năng của giáo viên vào các hoạt động vì mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường. Chú trọng gắn việc bố trí sử dụng giáo viên với nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phát triển, hoàn thiện bản thân của giáo viên, đảm bảo gắn quyền lợi của giáo viên với lợi ích chung của nhà trường. Chú trọng kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ giáo viên từ những điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học đến cảnh quan, môi trường sư phạm. Chú trọng việc xem xét đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm để có cơ sở đề nghị luân chuyển giáo

viên, đồng thời sa thải những giáo viên yếu kém về phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

- Chính sách đãi ngộ: Xây dựng chính sách đãi ngộ một cách hợp lý đối với giáo viên theo những yêu cầu: Thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên như tiền lương, phụ cấp, thưởng, bồi dưỡng làm việc ngoài giờ, chế độ kiêm nhiệm, chế độ nghỉ phép, nghỉ hè, tham quan nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, nhà ở. Tăng cường các hoạt động liên kết để mở rộng phạm vi cho đội ngũ giáo viên hoạt động giảng dạy, phù hợp với ngành nghề đào tạo, nhằm tạo điều kiện cho họ phát triển bản thân, góp phần phát triển cộng đồng, đồng thời tăng nguồn thu nhập chính đáng cho mỗi giáo viên và nhà trường.

+ Đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp:

- Đổi mới công tác đánh giá: Việc thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp quá trình đánh giá có cơ sở khoa học, khách quan và chính xác, thống nhất, hiện đại và hội nhập.

- Xác định các nguyên tắc đánh giá: Đánh giá phải đúng thực chất và mục đích, chú trọng đến kết quả hoạt động của người giáo viên, đánh giá phải căn cứ vào mức độ đạt được các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp và khả năng phát triển trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc được giao. Đánh giá phải thường xuyên, liên tục, toàn diện và thống nhất. Đánh giá phải đảm bảo sự tham gia của nhiều người vào quá trình đánh giá. Đánh giá phải có tác dụng khuyến khích sự phát triển, đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ. Muốn thực hiện được điều đó, cần chú trọng các nội dung như: Có chuẩn đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, khoa học, khách quan, tạo lập môi trường để phát huy tính tự giác, tích cực, đồng thuận, tin tưởng lẫn nhau trong một tổ chức biết học hỏi, xây dựng cơ chế đánh giá ngoài phù hợp, khách quan.

- Xây dựng nội dung đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp:

Nội dung đánh giá đội ngũ giáo viên về phẩm chất, đạo đức, lối sống; theo yêu cầu có kiến thức về kĩ năng sư phạm. Kết quả đánh giá giáo viên tuỳ theo mức độ tốt hoặc chưa tốt được xếp theo các mức 1, 2, 3, 4 hoặc xếp loại theo các loại tốt, khá, trung bình, kém.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào (Trang 144 - 148)