đoạn hiện nay
Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Xaynhabuli ngày 28 tháng 3 năm 2005 đã khẳng định về GD như: “Trong thời gian gần đây, ngành GD phải giải quyết các vấn đề như: Về GV, GV chưa đạt chuẩn, cung cấp trang thiết bị GD đầy đủ và thực tế cho trường, sử dụng phương pháp hiện đại để nâng cao chất lượng GD, khuyến khích học sinh có năng khiếu, học sinh dân tộc, học sinh ở vùng khó khăn ít học tập , có chính sách cho GV, xây dựng và phát huy trường học, lớp học để đáp ứng yêu cầu của số lượng học sinh các cấp, phát huy thư viện, phòng thí nghiệm, mọi người phải học tập, chú ý chỉ đạo và hoàn thành phổ cập GDTH vào năm 2015 và PCTHCS vào năm 2020. Nâng cao mức độ GD cho nhân dân với việc bồi dưỡng nghề nghiệp cơ sở cho họ. Khuyến khích mọi người tham gia GD và mở rộng cá nhân xây dựng trường dân lập, trường nghề nghiệp với kiến thức về nghề nghiệp gắn bó với cơ cấu kinh tế của tỉnh cùng với củng cố nâng cao chất lượng GD. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, hành chính, kiểm tra GD có kiến thức để quản lý GD có hiệu quả cao”.
Căn cứ chiến lược phát triển GD của Bộ GD Lào nước CHDCND Lào đến năm 2015 và báo cáo của Hội nghị người quản lý GD năm 2002 của Sở GD tỉnh Xaynhabuli tháng 3 năm 2002 đã có định hướng phát triển GD đến năm 2015 cụ thể:
1. Phát huy trường mẫu mọi cấp học từ 5,76% năm 2000 đến 15%; 2. Phát huy trường mầm non để huy động trẻ em dưới 5 tuổi đi học từ
12,12% năm 2000 lên 20%;
3. Thực hiện và hoàn thành GD tiểu học cho mọi người. Trẻ em 6 tuổi đi học vào lớp 1 từ 89% năm 2000 lên 95%;
4. Trẻ em đi học vào lớp 6 từ 38,95% năm 2000 lên 80%; 5. Trẻ em đi học vào lớp 10 từ 15,59% năm 2000 lên 34%;
6. Phấn đấu xoá mù chữ cho dân ở độ tuổi 15 - 40 từ 83,68% năm 2000 lên 100%;
7. Liên tiếp PCGDTH:
- ở độ tuổi 15 - 40 đạt từ 65,70% năm 2000 lên 100%
- Phấn đấu hoàn thành PCGDTH có 7 huyện năm 2010 và hoàn thành cả tỉnh năm 2015
8. Bồi dưỡng nâng cao mức độ GD cho cán bộ trong tỉnh: - Mức độ THCS là 700 người
- Mức độ THPT là 125 người
- Bồi dưỡng ngoại ngữ là 400 người
9. Đầu tư cho ngành GD từ 5,6% năm 2000 lên 18%, và xây dựng trường học để đáp ứng yêu cầu của người học là 100%.
Để hoàn thành và thực hiện định hướng trên, ngành GD tỉnh có một số phương hướng thêm trong Hội nghị tổng kết năm học 2002 - 2003 như:
2. Khuyến khích GD vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và xây dựng các trường để phục vụ cho mọi người có cơ hội học tập, ít nhất được có bằng tốt nghiệp THCS;
3. Phát triển và nâng cao chất lượng GD, xây dựng và bồi dưỡng GV đầy đủ các địa phương, xây dựng trường mẫu, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay SGK, phòng thí nghiệm, khuyến khích sinh viên có năng khiếu, học sinh giỏi được tiép tục học tập, có chính sách cho GV, tiền lương, tiền dạy vùng sâu vùng xa và lớp ghép; 4. Khuyến khích GD cá nhân để xây dựng trường học để mọi người để
phát triển GD;
5. Tổ chức học tập giữa nghề nghiệp và học tập ở địa phương để dân giảm nghèo;
6. Xây dựng trường kĩ thuật để học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông;
7. Phối hợp với GD xã hội để phấn đấu xoá mù chữ, đặc biệt chú ý lớp học vùng khó khăn;
8. Củng cố hệ thống quản lý GD mọi cấp, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD có kiến thức, có nhiệm vụ để hoàn thành chiến lược của Đảng và Nhà nước như: “Xây dựng tỉnh là đơn vị chiến lược, huyện là đơn vị kế hoạch đầu tư và làng là đơn vị tổ chức thực hiện”;
9. Tranh giành sự hỗ trợ của quốc tế theo quy định của pháp luật;
10.Tăng cường đầu tư cho ngành GD, đặc biệt là việc xây dựng trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và làm GD là GD hoá, GD mọi người;
11.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và gia đình của trẻ em để phát triển GD bền vững.
3.1.3. Định hướng kế hoạch xây dựng và phát triển bậc THPT tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào
Thực hiện mục tiêu của Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và định hướng phát triển GD tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015, ngành GD tỉnh Xaynhabuli có định hướng kế hoạch xây dựng và phát triển của trường THPT cụ thể:
Định hướng chung:
Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp GD, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển sự nghiệp GD gắn liền với việc chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá các điều kiện giáo dục. Từng bước đưa giáo dục của tỉnh phát triển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Tiếp tục thực hiện đổi mới mục tiêu nội dung, chương trình phương pháp giáo dục của các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy – học, đổi mới phương pháp quản lý giáo dục tạo cơ pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục. Xây dựng mạng lưới trường lớp một cách khoa học, phù hợp với thực tế địa phương đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Tập trung cho công tác phổ cập giáo dục. Đến năm 2015 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong tỉnh. Định hướng kế hoạch xây dựng và phát triển của trường THPT tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào đến năm 2015 cụ thể:
Định hướng phát triển HSTHPT trong tương lai, ta sử dụng PP sơ đồ luồng phải căn cứ các chỉ tiêu cơ bản để dự báo số HSTHPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009 như:
- Học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10 là 42%; - Tỉ lệ lên lớp là 92,0%;
- Tỉ lệ lưu ban, bỏ học là 8,0%; - Tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 98,1%.
năm 2015 bằng phương pháp sơ đồ luồng Năm Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Cộng 2010 4465 335 22 4108 4200 315 21 3864 3858 292 16 3550 11.810 2011 4898 367 24 4507 4129 309 21 3799 3680 207 16 3386 12707 2012 5380 406 24 4950 4528 340 22 4166 3815 289 16 3510 13723 2013 5666 429 24 5213 4972 372 25 4575 4182 334 20 3848 14820 2014 6172 463 30 5679 5238 393 26 4819 4595 344 23 4228 16005 2015 6738 505 34 6199 5705 428 28 5249 4842 363 24 4455 17285
Định hướng phát triển số lượng HSTHPT ở bản trên, ta nhìn thấy: Số lượng HS lớp 10 trong năm 2010 cụ thể là:
- Số lượng HS vào lớp là: 4465 người - Số lượng HS bỏ học là: 335 người - Số lượng HS lưu ban là: 22 người - Số lượng HS lên lớp là: 4108 người
Từ năm 2011 có số HSTHPT là 11.810 người, ta dự báo số lượng HSTHPT bằng PP sơ đồ luồng đến năm 2015 có số HSTHPT của tỉnh là 17.285 người với số tăng bình quân là 8,6%.
Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động. Cung cấp học vẫn phổ thông cơ bản, hệ thống có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức và cuộc sống. Với mục tiêu cụ
thể là:
1. Thực hiện 5 nguyên tác của GD mọi mặt (Đạo đức, trí dục, thẩm mĩ, thể dục và lao động);
2. Cải cách chương trình sách giáo khoa từ 11 năm (5+3+3) là 12 năm (5+4+3) theo chiến lược của Bộ GD;
3. Bổ sung kiến thức, kĩ thuật nghề nghiệp cho học sinh; 4. Cải cách quan điểm, cách học và sáng tạo của học sinh; 5. Cải cách việc đánh giá học tập của học sinh;
6. Bồi dưỡng, biên chế và sắp đặt giáo viên theo kế hoạch đã đề ra; 7. Khuyến khích nhu cầu của trẻ em nữ, dân tộc, trẻ em trong gia đình rất khó khăn vào lớp;
8. Củng cố sách giáo khoa cho vùng sâu, vùng xa và miền núi.
3.2. Nguyên tắc phát triển đội ngũ giáo viên
Theo quyết định của Bộ Giáo dục Lào về việc sắp xếp cán bộ, giáo
viên và phân công lao động trong nhà trường phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ nghiệm túc định mức lao động của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính.
+ Tuân thủ tính kế thừa khi phân công.
+ Cân nhắc đến phẩm chất công tác và phẩm chất cá nhân của từng giáo viên, đặc biệt là công tác chủ nhiệm.
+ Phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng vì lợi ích của học sinh. Bố trí giáo viên giỏi, yếu, giáo viên cũ và mới cân đối ở từng lớp, từng khối. + Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Phải đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải trên cơ sở tình hình thực tế, đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và định hướng phát triển giáo dục trong tình hình mới.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải phù hợp
với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược của từng ngành và phù
hợp với quy hoạch phát triển giáo dục theo từng giai đoạn.
- Phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải trên cơ sở dự báo một cách khoa học và phù hợp với quy mô phát triển giáo dục THPT của từng địa phương (tỷ lệ tăng dân số, quy mô học sinh, trường, lớp).
- Phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, các hướng dẫn của ngành giáo dục và các ngành có liên quan, các quy định của địa phương (các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước về công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, cán bộ quản lý, quy định của Bộ Giáo dục đối với bậc trung học phổ
thông, các quy định về tiêu chuẩn giáo viên THPT, các quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên THPT của Nhà nước...).
- Phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải đảm bảo tính chất vừa “ổn định” vừa “phát triển”, gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng giáo viên.
3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
Phấn đấu nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn; phải đảm bảo học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp. Chất lượng giáo dục vùng thuận lợi ngang bằng giáo dục chung của cả nước. Đảm bảo chất lượng giáo dục đạo đức, bảo đảm kỉ cương trường lớp, ngăn chặn lệ nạn xã hội.
Hệ thống các trường THPT ngoài việc đảm bảo học vấn phổ thông cơ sở, phải chuẩn bị các hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp cho việc phân luồng một bộ phận học sinh sau THPT.
Đẩy mạnh tiến độ phổ cập GDTH theo kế hoạch phổ cập mà UBND tỉnh đã chỉ đạo một cách vững chắc; phát triển mạnh và bền vững mạng lưới trường, lớp. Đến năm 2015 có 100% đạt chuẩn phổ cập GDTH. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt chuẩn 90%. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chức năng của Sở GD như sau:
3.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ ngũ
giáo viên
3.3.1.1. Mục đích
Cần đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương (Sở GD, Phòng GD) cần chủ động tham mưu để các cấp uỷ Đảng tăng cường lãnh đạo và Hội đồng nhân dân có chương trình về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương mình. Trước hết cần tổ chức
điều tra khảo sát, rà soát lại đội ngũ giáo viên để sắp xếp, sử dụng hợp lý từng nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình SGK mới ở phổ thông; đồng thời tham mưu với UBND ban hành quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng sử dụng và tuyển dụng đội ngũ nhà giáo ở địa phương nhằm mục tiêu đến năm 2015 có 100% giáo viên THPT đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, trong đó có 10% giáo viên THPT đạt trên chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trung tâm kĩ thuật. Các trường sư phạm cần xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, bám sát thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên dạy các môn Toán, Tin học, Kỹ thuật, Lý, Sinh, Hoá….
3.3.1.2. Nội dung giải pháp
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng việc phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường THPT có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về việc đổi mới về tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp hoạt động việc nâng cao chất lượng đội ngũ theo yêu cầu trường THPT theo chuẩn, xây dựng chỉ tiêu về chất lượng đội ngũ trong trường trong từng năm và từng giai đoạn.
Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên phải thực hiện được các chức năng ở ba cấp độ:
Đối với cá nhân, đó là: khuyến khích cá nhân giáo viên có động cơ, hăng hái công tác; tăng kiến thức, kĩ năng sư phạm, phát triển chuyên môn của giáo viên; nâng cao lòng tự tin của cá nhân;
Đối với tổ nhóm, đó là: tăng cường tinh thần và năng lực hợp tác nhóm; xây dựng tinh thần đồng đội; thông cảm và chia sẻ trong tập thể; nêu cao tinh thần học hỏi lẫn nhau;
Đối với nhà trường, đó là: bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy trong nhà trường; cải tiến quản lý giáo viên; xây dựng văn hoá nhà trường.
3.3.1.3. Thực hiện giải pháp
a). Nâng cao nhận thức của người cán bộ quản lý, Hiệu trưởng:
Cán bộ quản lý, Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên, có nhận thức đúng đắn về công tác đổi mới và xác định đúng trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ theo chuẩn. Đổi mới phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn bức xúc trong các nhà trường, trong đó đổi mới phương thức dạy – học của nhà trường là yếu tố quan trọng, quyết định nhất.
b). Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên:
Sở Giáo dục cần phối hợp kết hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn, tổ chức các hội nghị để quán triệt sự cần thiết trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng trường THPT từ đó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn bằng nhiều biện pháp, hình