Các mô hình và phương pháp dự báo trong việc phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào (Trang 45 - 49)

nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân lực có quan hệ mật thiết. Mỗi yếu tố có vai trò nhất định với 2 yếu tố còn lại. Phát triển nguồn nhân lực là tăng cường khả năng của nguồn nhân lực; sử dụng nguồn nhân lực là để cho khả năng nguồn nhân lực phát huy tác dụng; còn môi trường là tạo điều kiện để nguồn nhân lực được phát triển bền vững.

1.3.3. Các mô hình và phương pháp dự báo trong việc phát triển đội ngũ giáo viên ngũ giáo viên

Các mô hình quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là một bản luận chứng khoa học về quá trình phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ qui hoạch. Nó bao gồm các thành tố:

- Dự báo qui mô phát triển và nhu cầu về đội ngũ giáo viên, lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo các tiêu chí nhất định.

- Về cơ cấu, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách cân đối, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng.

- Hoạch định các chỉ tiêu chất lượng. đảm bảo các yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên và chuẩn hoá cho giáo viên.

- Đề xuất hệ thống các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên. Phương pháp dự báo là tập hợp cách thức, thao tác, thủ pháp tư duy cho phép trên cơ sở phân tích các dữ kiện quá khứ và hiện tại, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng dự báo để đi đến những phán đoán có độ tin cậy nhất định về trạng thái khả dĩ trong tương lai của đối tượng dự báo. Để dự báo quy mô phát triển GD-ĐT, đề tài sử dụng một số phương pháp như phương pháp bổ trợ, phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến chuyên gia và sử dụng thống kê toán học xử lý số liệu khảo sát.

Đối với việc dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT thì dự báo cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho các cơ quan, các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được xu thế phát triển về quy mô, cơ cấu giáo dục THPT, xác định nhu cầu giáo viên THPT, yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên trong thời gian thực hiện quy hoạch, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT tỉnh Xaynhabuli đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục THPT cả nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

* Các phương pháp dự báo giáo dục: Gồm có 4 nhóm phương pháp như sau:

- Nhóm phương pháp chuyên gia: là một trong những công cụ hữu hiệu để dự báo những vấn đề có tầm bao quát phức tạp nhất định, nhiều chỉ tiêu và yếu tố liên quan thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó dự báo quy mô phát triển GD&ĐT. Thực chất của phương pháp này là sử dụng sự hiểu

biết của các chuyên gia có trình độ dự báo sự phát triển của đối tượng nghiên cứu.

Trong phương pháp chuyên gia có hai phương pháp như: phương pháp đánh giá tập thể chuyên gia: là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi về chuyên môn trong lĩnh vực dự báo và phương pháp Delphi: là phương pháp sự nâng cao của phương pháp hội đồng, phương pháp Delphi được một nhóm chuyên gia công ty nước ngoài áp dụng trong công trình để cho phép khái quát ý kiến của các chuyên gia riêng lẻ thành ý kiến chung của nhóm chuyên gia.

- Nhóm phương pháp ngoại suy: là một nhóm phương pháp được sử dụng thông dụng nhất trong các dự báo định lượng.

Phương pháp ngoại suy có hai phương pháp: phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian: là một trong những phương pháp ngoại suy thông dụng nhất và phương pháp tương quan: là phương pháp phát hiện xu hướng biến đổi của hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với một hoặc vài nhân tố khác trên cơ sở các quan sát thống kê trong quá khứ và từ đó ngoại suy cho tương lai.

Điểm qua các phương pháp dự báo. Chúng tôi chú trọng hai phương pháp dự báo để phát triển GV như: Phương pháp định mức và phương pháp sơ đồ luồng:

- Phương pháp định mức: là được sử dụng rộng rãi trong phương pháp dự báo giáo dục thường là dự báo về qui mô phát triển giáo dục. Xác định nhu cầu giáo viên thường sử dụng các định mức lao động như sau:

+ Định mức học sinh/Giáo viên

Số lượng giáo viên được tính theo công thức: K Y D

=

Trong đó:

Y: số lượng học sinh đến trường trong từng thời kỳ

D: định mức học sinh/giáo viên. Theo qui định của Bộ: D=25

+ Định mức tải trọng

Số lượng giáo viên được tính theo công thức: K Q P

=

K: số lượng giáo viên cần dự báo

Q: số tiết của giáo viên dạy hàng tuần của một trường

P: định mức số giờ dạy trong một tuần của một giáo viên. Theo qui định của Bộ: P =16

- Phương pháp sơ đồ luồng: là sơ đồ luồng tính toán được luồng học sinh suốt cả hệ thống giáo dục và diễn tả sự biến động về số lượng học sinh qua mỗi năm học, từ đó ta xác định được số lượng học sinh của mỗi năm dự báo. Để thực hiện dự báo theo phương pháp này, chúng ta cần xác định các chỉ số quan trọng sau:

Tỉ lệ học sinh mới nhập học (N), (ở đây là tỉ lệ và số lượng học sinh nhập mới của lớp 10)

Tỉ lệ học sinh lưu ban (R) Tỉ lệ học sinh bỏ học (D) Tỉ lệ học sinh lên lớp (P)

Phương pháp sơ đồ luồng tính toán dựa trên cơ sở sau:

Sơ đồ 1.3: Dự báo quy mô phát triển học sinh theo phương pháp sơ đồ luồng

Năm Số lượng Lớp

Theo sơ đồ trên thì số lượng học sinh lớp 1 ở năm T2 sẽ được tính theo công thức: E12= N2 + E11 x R11 Trong đó: E12 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T2 E11 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T1

N2 là số học sinh nhập học vào lớp 1 ở năm học thứ T2

R11 là tỉ lệ học sinh lưu ban của lớp 1 năm thứ T1

Số lượng học sinh lớp 2 ở năm học T2 được tính theo công thức sau: E22 = (E11 + P11) + (E21 + R21)

Tương tự như vậy ta tính được số lượng học sinh của lớp 3, lớp 4,... ở các lớp và các năm tiếp theo.

Phương pháp sơ đồ luồng được sử dụng vào dự báo qui mô học sinh tiểu học, THCS, THPT, khi tiến hành dự báo qui mô phát triển học sinh theo phương pháp sơ đồ luồng chúng ta cần quan tâm chú ý đến 3 chi số sau: Dân số độ tuổi nhập học trong thời kì dự báo

Tỉ lệ nhập học trong tương lai

Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, chuyên cấp, bỏ học trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w