1.4.1. Nhân tố khách quan
Xu thế phát triển GD-ĐT trên thế giới và trong khu vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển GD-ĐT của mỗi Quốc gia. Nhờ đó mà giáo dục đi đúng với lộ trình bảo đảm tính dân tộc, hiện đại, có khả năng hoà nhập quốc tế và khu vực đáp ứng nhu cầu cuộc sống đặt ra.
Quy hoạch phát trỉên đội ngũ giáo viên THPT là một bộ phận của quy hoạch phát triển giáo dục. Để xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng quy hoạch cần phải có dự báo. Dự báo là khả năng nhìn trước tương lai trên cơ sở nhận thức những quy luật vận động, phát triển của các nhân tố liên quan đến quy hoạch.
Những năm gần đây trong thực tiễn giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện một số nhân tố mới, mở ra khả năng thực
hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước. Điều rất đáng mừng là những nhân tố đó cũng phù hợp với xu thế khu vực và thế giới.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố cơ bản về kinh tế - xã hội như tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), những quan niệm đạo đức, thẩm mỹ, lời sống, nghề nghiệp, phong tục, tập quán, truyền thống, nhưng quan tâm và ưu tiên của các hội, trình độ nhận thức, học vấn có ảnh hưởng lớn đến qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo vùng hay lãnh thổ.
Cấu trúc hệ thống mạng lưới các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, các loại hình đào tạo, mô hình trường lớp...Nếu những nhân tố này phát triển hợp lý, đầy đủ, đồng bộ sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT về quy mô và chất lượng.
Nhân tố về phát triển qui mô trường lớp, học sinh tác động đến qui hoạch giáo dục và qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gồm: Tình hình phát triển trường lớp qua từng năm và theo từng cấp học; Tình hình học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, ở từng cấp học, bậc học; Tình hình phát triển qui mô trường lớp học sinh ở những vùng đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội; Xu hướng và nguyên nhân chính về sự biến động của qui mô phát triển trường, lớp, học sinh.
Nhân tố về phát triển qui mô trường, lớp, học sinh liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, cấu trúc, mạng lưới trường lớp, số lớp/trường, số học sinh/giáo viên. Các nhân tố đã trình bày trên là nhân tố chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đội ngũ giáo viên.
Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu để xác định chỗ đứng hiện tại, đề tài đã thiết lập được cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu:
- Làm tường minh các khái niệm cơ bản, trong đó có nội dung “yêu cầu đối với người giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn CNH- HĐH”. Đó chính là mục tiêu mà hệ giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên phải hướng tác động tới để đạt được. Đồng thời, những đặc trưng cơ bản của đội ngũ giáo viên là cơ sở cho việc để ra hệ giải pháp.
- Với cách tiếp cận hệ thống, cấu trúc và quản lý nguồn nhân lực và từ góc độ tâm lý, quản lý giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đã chỉ rõ phát triển đội ngũ giáo viên THPT thống nhất hữu cơ trong 3 mặt để phát triển đội ngũ công tác.
- Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THPT và đội ngũ giáo viên THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THPT trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò của cấp học trung học trong phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, muốn đề ra được những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên cần nhận biết được chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên THPT và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ giáo viên THPT từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Tóm lại: Từ những vấn đề lý luận được trình bày và phân tích những khái niệm trên chúng tôi có thể đưa ra khái niệm, bài học về những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, chính là: Hệ thống những tác động trực tiếp của người quản lý giáo dục của Sở Giáo dục tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào vào đội ngũ giáo viên về mặt giáo dục, động viên, tổ chức và hoạt động chuyên môn... nhằm giúp họ hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của trường THPT nước
CHDCND Lào. Khái niệm trên là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Chương 2
Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh xaynhabuli nước CHDCND Lào
2.1. Tình hình giáo dục và đội ngũ giáo viên THPT nước CHDCND Lào
Nước CHDCND Lào là một nước trong Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN), có diện tích 236.800 km2, có 1 Thủ đô và 16 tỉnh, chia 3 miền như: miền Bắc có 8 tỉnh; miền Trung có 1 Thủ đô, 4 tỉnh và miền Nam có 4 tỉnh. Nước CHDCND Lào giáp với nước Vương Quốc Thailand, Mynmar, Trung Quốc, Việt Nam và Cămpuchia. Dân số nước CHDCND Lào có khoảng 7 triệu người (Theo điều tra năm 2005) , bao gồm 49 dân tộc. Để có cái nhìn tổng thể, lôgíc trước khi vào bậc THPT, luận án trình bày tình hình phát triển giáo dục, cụ thể tình hình phát triển GD và đội ngũ giáo viên cấp học THPT nước CHDCND Lào.
2.1.1. Tình hình giáo dụcTHPT cả nước CHDCND Lào
Căn cứ vào mục tiêu phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2010 và 2000-2020 do Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào (khoá VII 18 -23/3/2002) đã nhấn mạnh và do Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII vào ngày 18 – 23/03/2006 đã khẳng định lại: Ngành học phổ thông phát triển qua hai giai đoạn quan trọng. Giai đoạn 2000 - 2010 toàn ngành tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia Phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH); Giai đoạn 2010-
2020 triển khai và hoàn thành kế hoạch PCGDTH và Phổ cập trung học cơ sở (PCTHCS) đúng độ tuổi và phấn đấu cho nước CHDCND Lào thoát khỏi nhóm các nước nghèo và lạc hậu.
Năm học 2008 -2009, quy mô cấp trung học phổ thông phát triển khá mạnh. Tỷ lệ huy động vào lớp 9 trường THPT đạt 37,2%, có 43/141 huyện đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH đúng độ tuổi. Quy mô trường, lớp và học sinh tăng nhanh, mở rộng nhiều loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Năm học 2008-2009, cả nước có 362 trường THPT, số trường tăng 1,4%, với 3.165 lớp tăng 11% và 154.785 học sinh THPT, 6.729 giáo viên THPT, nữ 2.961 chiếm 44,0%. Trong đó, có 4.171 Đảng viên của GVTHPT, chiếm 61,9%. Số học sinh THPT tăng nhanh. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,2%. Đến năm 2015 cả nước được dự báo về số tường, học sinh và giáo viên THPT là: 500 trường, 174.785 HS và 7.400 GVTHPT(số trường, HS và GVTHPT cả nước mọi năm là 2%).
Đội ngũ giáo viên THPT hàng năm được bổ sung, từng bước chuẩn hoá về trình độ và cân đối về cơ cấu. Hiện nay, về số lượng đội ngũ giáo viên THPT còn thiếu nhiều, không đồng bộ về cơ cấu, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn chưa cao.
Ngành học phổ thông đã có nhiều cố gắng nỗ lực, từng bước ổn định về chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa được quan tâm đặc biệt. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh đã trở thành các chuyên đề chủ yếu trong sinh hoạt và hoạt động chuyên môn. Việc sử dụng các thiết bị dạy học được chú trọng. Ngoài nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu, các đơn vị còn vận động giáo viên, huy động sự đóng góp của nhân dân mua sắm thiết bị phục vụ cho dạy và học. Một số khu vực thuận lợi các đơn vị tự mua sắm thêm các thiết bị hiện đại giảng dạy tin học, ngoại ngữ.
Nề nếp, kỉ cương trong trường học được tăng cường. Các biện pháp giáo dục đạo đức, lý tưởng, lẽ sống cho học sinh phong phú và có hiệu quả. Giáo dục đạo đức, nếp sống thông qua các bộ môn văn hoá, các sinh hoạt tập thể, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh có hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh được chú trọng. Chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo ổn định và từng bước được nâng lên. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành học phổ thông trong giai đoạn 2000 - 2010 là đổi mới giáo dục phổ thông và PCGDTH đã và đang được triển khai, thực hiện nghiêm túc, khoa học, bài bản và có hiệu quả.
Giáo dục trung học phổ thông tuy đã có sự phát triển toàn diện, song chất lượng mũi nhọn còn là vấn đề mà ngành giáo dục băn khoăn. Số học sinh không nhiều, mất cân đối và còn những mâu thuẫn bất cập cần giải quyết. Năm học 2008 - 2009, số học sinh giỏi Quốc gia cả nước là 12 em đạt 18,7%. Học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng còn ít.
Bảng 2.1:Quy mô phát triển cấp THPT cả nước từ năm học 2000-2001 đến năm học 2008 - 2009
Năm học
Số
trường Số giáo viên Số học sinh
Số BQ HS/1GV 2000-2001 240 4200 99.607 23 HS/1GV 2001-2002 255 4423 106.161 24 HS/1GV 2002-2003 275 4438 115.392 26 HS/1GV 2003-2004 285 4595 124.077 27 HS/1GV 2004-2005 300 4.995 134.866 27 HS/1GV 2005-2006 315 5.366 144.907 27 HS/1GV 2006-2007 336 5.643 147.510 27 HS/1GV 2007-2008 357 6.587 151.509 23 HS/1GV 2008-2009 362 6.729 154.785 23 HS/1GV
Năm học 2008 - 2009, cả nước có 362 trường THPT, cấp học này có số trường tăng 1,4%, số giáo viên tăng 2,1% và số học sinh cũng tăng 2,1% so với năm học 2007 - 2008.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào, từ năm học 2000 -2001 đến năm học 2008 - 2009, quy mô học sinh THPT đã có sự tăng trưởng vượt bậc đã nói trên. ở bảng trên, năm học 2000 - 2001 cả nước có 99.607 học sinh, đến năm học 2008 - 2009 huy động 154.785 học sinh, tăng 55,3%, bình quân tăng 8,6%. Giáo viên giảng dạy ở trường THPT năm học 2000 - 2001 có 4200 người, đến năm học 2008 - 2009 là 6.729 người, tăng 60,2%, bình quân tăng 7,1 %/năm và số trường năm học 2000 - 2001 có 240 trường, đến năm học 2008 - 2009 là 362 trường, tăng 50,4%, bình quân tăng 7,4%. Số bình quân của HS và GV là 23 – 27 HS/1GV năm học 2000 - 2001 đến năm học 2008 - 2009.
Do giáo viên thiếu gay gắt, các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ không có điều kiện để chú trọng. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp tình thế về giáo viên được áp dụng, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và giảm sút chất lượng đào tạo. Đến năm học 2008 - 2009, cả nước có 45,8% giáo viên THPT đạt chuẩn đào tạo nghề nghiệp.
Còn chất lượng giáo dục tại các vùng, miền trong nước không đồng đều, học sinh vùng cao, vùng sâu chất lượng giáo dục còn thấp, ý thức học tập của học sinh dân tộc ở các vùng này còn nhiều hạn chế. Trên bảng sau cho nhìn thấy chất lượng giáo dục phổ thông cả nước như:
Bảng 2.2: Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cả nước năm học 2008-2009 TT Tinh/ Thủ đô Học sinh dự thi Học sinh tốt nghiệp Tỷ lệ %
1 Thủ đô Viêng Chăn 8.419 8.118 96,4
2 Tỉnh Phống Xa li 843 840 99,6
4 Tỉnh UĐồm Xay 1.500 1.497 99,8
5 Tỉnh Bò Keo 863 853 98,8
6 Tỉnh Luông Pha Bang 3.002 2.991 99,6
7 Tỉnh Hủa Phăn 2.051 2.038 99,4 8 Tỉnh Xaynhabuli 3.024 2.967 98,1 9 Tỉnh Xiêng Khoảng 3.196 3.104 97,1 10 Tỉnh Viêng Chăn 4.538 4.535 99,9 11 Tỉnh Bòlikhămxay 2.042 2.020 98,9 12 Tỉnh Khăm Muôn 2.240 2.227 99,4 13 Tỉnh Savănnakhệt 4.080 4.028 98,7 14 Tỉnh Xalavăn 1.260 1.194 94,8 15 Tỉnh Xê Kòng 628 616 98,1 16 Tỉnh Chăm Pa Săk 4.288 4.165 97,1 17 Tỉnh ăttapư 618 618 100 Cộng 43.654 42.863 98,2
(Nguồn: Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào) Năm học 2008 – 2009 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất ở tỉnh ăttapư chiếm 100%. Nhưng ở tỉnh Xalavăn có số học sinh tốt nghiệp thấp nhất trong 17 tỉnh, bằng 94,8%, cũng hơn tỷ lệ định mức bằng 4,8%. Tỷ lệ bình quân học sinh THPT tốt nghiệp cả nước là 98,2%, hơn tỷ lệ định mức học sinh THPT tốt nghiệp 8,2% (Tỷ lệ định mức tốt nghiệp GDTHPT là 90%) và so sánh về HS giỏi cả nước, cho thấy trong bảng như sau:
Bảng 2.3: Tỉ lệ học sinh giỏi THPT cả nước năm học 2007-2008 và năm học 2008 - 2009 Năm học Số HS THPT cả nước Số HS giỏi cả nước Tỉ lệ % Cấp Quốc gia Tỉ lệ % 2007-2008 42.831 em 68 em 0,1 12 em 17,6 2008-2009 43.654 em 64 em 0,1 12 em 18,7
(Nguồn: Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào)
Qua thống kê bảng trên cho thấy số học sinh giỏi cả nước chưa cao, hai năm học qua như bảng trên cho thấy tỷ lệ số học sinh giỏi chiếm 0,1% và số học sinh giỏi cấp quốc gia còn thấp là 12 em, chiếm 17,6% của số HS
giỏi cả nước. Trong năm học 2008 - 2009 có thể hiện học sinh giỏi ở một số tỉnh như sau: Thủ đô Viêng Chăn có 2 em chiếm 16,6%; Tỉnh Luầng Pha Bang có 4 em chiếm 33,3%; Tỉnh Hua Phăn có 2 em chiếm 16,6%; còn 4 tỉnh như tỉnh Xaynhabuli, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Savănakhêt và tỉnh Salavăn trong mỗi tỉnh có 1 em học sinh giỏi cấp Quốc gia chiếm 8,3%.
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viênTHPT trong cả nước
a. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT
Bản thống kê của Bộ Giáo dục cho thấy trong thời kỳ 2000 - 2009 số giáo viên THPT cả nước tăng lên, bình quân hàng năm là 7,1%. Các chỉ số quy mô học sinh bình quân là 8,6%. Điều đó cho thấy sự phát triển về số lượng giáo viên vẫn chậm hơn sự phát triển quy mô cấp học. Nhìn vào số liệu cũng có thể thấy những năm học từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2008 - 2009 giáo viên THPT thiếu gay gắt. Trong khi số trường THPT tăng lên.
Hơn nữa, về số lượng GVTHPT kể từ năm học 2000 - 2001 đến nay
hầu như tăng so với quy mô học sinh cả nước năm học trước và cho thấy trên bảng như sau:
Bảng 2.4: Thống kê học sinh, giáo viên THPT cả nước năm học 2008 - 2009
TT Tỉnh/ Thủ đô TS trường Số học sinh Số giáo viên Định mức HS/GV
1 Thủ đô Viêng Chăn 61 30.003 1304 23
2 Phống Xa li 8 2.858 146 19
3 Luoàng Nam Tha 10 3.549 157 22
4 Uđồm Xay 11 5.331 201 26
5 Bò Keo 9 3.197 135 23
6 Luàng Pha Bang 16 10.534 417 25
7 Hủa Phăn 20 7.305 247 29
8 Xaynhabuli 27 11.781 561 21
9 Xiêng Khoảng 16 10.210 374 27
10 Viêng Chăn 32 16.089 762 21
12 Khăm Muôn 28 8.501 382 22 13 Savănnakhệt 38 14.659 758 19 14 Xalavăn 14 4.805 188 25 15 Xê Kòng 10 2.000 82 24 16 Chăm Pa Săk 38 14.402 645 22 17 ăttapư 9 2.093 126 16 Cộng 362 154.785 6.729 23
(Nguồn: Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào)
Với đội ngũ giáo viên ở bảng trên, về số lượng của giáo viên cả nước