+ Phát triển về số lượng
Để có được đội ngũ giáo viên THPT như hiện nay ngành GD của tỉnh
đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên như:
Nguồn giáo viên tuyển mới bổ sung cho đội ngũ giáo viên THPT nước CHDCND Lào nói chung và trong tỉnh Xaynhabuli nói riêng trước đây chủ yếu do trường CĐSP và Đại học sư phạm ở tỉnh Luâng Pra Bang đào tạo.
Từ trước năm 2003 trường CĐSP chỉ đào tạo trình độ CĐSP cho các môn: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa. Từ năm 2003 có một Đại học Quốc gia miền Bắc ở tỉnh Luầng Pha Bang (Đại học Quốc gia SuPhaNuVông) đào tạo 6 khoa như: Khoa Nông nghiệp; khoa Lâm nghiệp; khoa Mỹ thuật kiến trúc; khoa Quản lý kinh tế; khoa Giáo dục và khoa Ngôn ngữ. Khoa Giáo dục có 1 chuyên ngành sư phạm để đào tạo giáo viên có trình độ Đại học để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục phổ thông trong các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào và tỉnh Xaynhabuli hiện nay và trong tương lai.
Một số môn tuyển giáo viên còn là những sinh viên tốt nghiệp các trường CĐSP khác, trường Đại học Quốc gia Viêng Chăn, nếu có chuyên ngành đào tạo phù hợp và đạt kết quả khá giỏi.
Trong những năm qua số lượng giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli được
nâng nhanh đáp ứng sự phát triển quy mô học sinh. Theo thống kê số học sinh, giáo viên THPT ở bảng qua chúng ta nhìn thấy:
9 năm học qua cho thấy có số GV thừa trong tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào như: năm học 2000 – 2001; năm học 2001 – 2002; năm học 2007 - 2008 và năm học 2008 - 2009. Nhưng năm học 2002 - 2003 số
GVTHPT là thiếu là 12 người và thiếu nhất trong năm học 2004 - 2005 là 33 người, nhưng trong năm học 2008 - 2009 có số GV thừa khoảng 80 người (Theo quy định của Nhà nước 25 HS/1GV).
Đội ngũ giáo viên THPT trong nhiều năm đều rất thiếu, chất lượng còn nhiều hạn chế và cơ cấu không đồng bộ. Mặc dù được bổ sung hàng năm từ nhiều nguồn, song việc phát triển nhanh về quy mô, yêu cầu về chất lượng giáo dục ngày càng cao nên một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đội ngũ giáo viên THPT đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, yên tâm gắn bó với vùng sau, vùng xa, với học sinh các dân tộc. Mặc dù điều kiện sinh hoạt, điều kiện dạy và học ở vùng núi còn đặc biệt khó khăn, song họ vẫn quyết tâm bám trường, bám lớp, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, (bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng đổi mới chương trình SGK, bồi dưỡng theo chuyên đề...). Tỷ lệ giáo viên có chuyên môn khá, giỏi ngày càng tăng. Quy chế chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy học đường, điều lệ trường học được thực hiện nghiêm túc. Phần lớn giáo viên có ý thức đổi phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học hiện có, làm thêm các thiết bị giản đơn phục vụ cho dạy và học. Tuy vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, còn là một vấn đề mà ngành GD băn khoăn, trăn trở trong nhiều năm nay.
+ Phát triển về cơ cấu
Bảng 2.25:Thống kê độ tuổi, giới tính của đội ngũ giáo viên 27 trường THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009
TS Tuổi
22-30t 31- 40t 41-50t >50t
1 Muồng Khóp 21 10 15 5 1 0
3 Thông Káp 17 2 10 4 3 0 4 Muồng Ngân 15 7 8 3 4 0 5 Nam Ngân 15 6 12 3 0 0 6 Bán Thong 8 0 4 3 1 0 7 Hồng Sa 30 14 10 10 9 1 8 Xaynhabuli 85 53 16 30 31 8 9 Phăt Thana 21 12 14 6 1 0 10 Na La 15 2 5 1 4 5 11 Na Nhao 19 6 9 4 5 1 12 Dân Tộc 17 5 6 5 5 1 13 Xống 19 0 5 5 5 4 14 Muồng Phiềng 34 12 4 12 16 2 15 AtSaNhaPhum 15 2 5 2 7 1 16 Mit Pa Sa 17 5 4 4 8 1 17 Pak Lay 30 9 5 9 15 1 18 Muồng Va 17 7 4 4 8 1 19 Buam Lao 22 5 8 5 8 1 20 Nam Phun 24 4 7 5 10 2 21 Muồng Pa 7 1 4 2 1 0 22 Nam Xống 7 1 3 3 1 0 23 Ken Thao 20 2 8 5 6 1 24 Muồng Mo 12 1 2 5 4 1 25 Huối Lâk 20 3 4 6 7 3 26 Bo Ten 18 8 6 4 8 0 27 Thông Mi Xay 14 8 8 4 2 0 Tổng 561 194 203 153 171 34
(Nguồn: Sở Giáo dục Tỉnh Xaynhabuli)
Cơ cấu độ tuổi, giới tính đội ngũ giáo viên THPT năm học 2008 - 2009 của tỉnh Xaynhabuli được thể hiện qua các số liệu ở bảng trên:
Cơ cấu độ tuổi: Giáo viên dưới 30 tuổi có 203 người, chiếm 36,1% Giáo viên từ 30 đến 50 tuổi có 324 người, chiếm 57,7%
Giáo viên trên 50 tuổi có 34 người, chiếm 6,0%
Giáo viên trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi chiếm đông nhất. Đây là lực lượng có sức khoẻ, giàu tiềm năng, đã có kinh nghiệm và thử thách trong công tác. Số giáo viên trên 50 tuổi khá ít trong tổng số giáo viên chiếm 6,0%, số giáo viên này chủ yếu là giáo viên có trình độ trung cấp.
Về giới tính: Từ bảng trên cho ta thấy, người quản lý đã quan tâm là lực lượng giáo viên nữ là 194 người, chiếm 34,5% và quan tâm đến các hoạt động nữ công bằng.
Bảng 2.26:Thống kê thâm niên, Đảng viên của đội ngũ giáo viên 27 trường THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009
TS Thâm niên <5 5-10t 11-20t 21-30 >30t 1 Muồng Khóp 21 5 11 6 3 1 0 2 Xiềng Hon 22 20 8 9 4 1 0 3 Thông Káp 17 16 6 5 2 4 0 4 Muồng Ngân 15 7 6 6 3 0 0 5 Nam Ngân 15 5 8 7 0 0 0 6 Bán Thong 8 3 1 4 3 0 0 7 Hồng Sa 30 19 1 6 15 7 1 8 Xaynhabuli 85 51 13 17 22 29 4 9 Phăt Thana 21 3 16 3 1 1 0 10 Na La 15 14 0 2 1 8 4 11 Na Nhao 19 10 3 2 9 5 0 12 Dân Tộc 17 12 1 2 5 6 3 13 Xống 19 10 7 1 4 6 1 14 Muồng Phiềng 34 21 9 6 10 7 2 15 At SaNhaPhum 15 10 0 1 7 6 1 16 Mit Pa Sa 17 10 0 5 2 9 1 17 Pak Lay 30 20 5 3 14 8 0 18 Muồng Va 17 15 1 5 2 9 0 19 Buam Lao 22 20 2 7 6 6 1 20 Nam Phun 24 20 0 6 7 8 3 21 Muồng Pa 7 5 0 1 2 4 0 22 Nam Xống 7 4 1 1 3 2 0 23 Ken Thao 20 14 2 5 9 3 1 24 Muồng Mo 12 10 1 1 4 5 1 25 Huối Lâk 20 7 9 1 2 6 2 26 Bo Ten 18 12 7 2 7 2 0 27 Thông Mi Xay 14 11 2 6 4 2 0 Tổng 561 354 120 120 151 145 25
(Nguồn: Sở Giáo dục Tỉnh Xaynhabuli)
Tổng số Đảng viên ở bảng trên cho thấy là 354 người, chiếm 63,1%, người quản lý đã khai thác và sử dụng độ ngũ này là hợp lý để làm nòng cốt cho các phong trào thi đua trong giảng dạy và giáo dục.
Về cơ cấu tuổi nghề của đội ngũ giáo viên năm học 2008 - 2009 như sau:
Dưới 5 năm có 120 người, chiếm 21,3%
Từ 11 đến 20 năm có 151 người, chiếm 26,9% Từ 21 đến 30 năm có 145 người, chiếm 25,8% Từ 31 năm trở lên có 25 người, chiếm 4,4%
Qua số liệu trên cho thấy lực lượng giáo viên có số năm công tác dưới 20 năm chiếm hơn 50% (chiếm 69,5%). Đây là lực lượng trẻ, đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục trung học. Bên cạnh đó cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên có trên 20 năm và 30 năm công tác. Số này khá nhiều chiếm trên 30,2% của tổng số giáo viên. Vấn đề đặt ra là cần bố trí sử dụng một cách hợp lý, cân đối giữa các trường trong tỉnh để khai thác cả đội ngũ nhiều tuổi và lực lượng trẻ.