Tiến trình bài học

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 (Trang 69 - 81)

Giới thiệu bài: Thuý Kiều là một cơ gái tài sắc vẹn tồn. Tuy nhiên bên cạnh tài sắc tuyệt vời ấy, nàng Kiều của Nguyễn Du cịn là một cơ gái

sống trọn tình vẹn nghĩa. Đoạn trích Trao duyên mà chúng ta sắp học sau đây sẽ thể hiện một nét trong phẩm chất cao đẹp ấy.

Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh thấy hình ảnh của hai chị em Thuý Kiều.

Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và tìm hiểu khái quát đoạn trích. Giáo viên cho hiển thị câu hỏi thảo luận, học sinh chia làm ba nhĩm thảo luận.

Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến. Giáo viên tĩm lại và định hướng cho học sinh nội dung sau:

I/ Vị trí,vai trị đoạn trích

Giáo viên cần so sánh thêm vị trí của đêm trao duyên trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện, giúp cho học sinh thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du và tình cảm của ơng dành cho nhân vật của mình.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điển tích, điển cố, các phạm trù văn hố trong đoạn trích.

-Yêu cầu học sinh xem lại các chú thích trong sách giáo khoa về các điển tích, điển cố, từ khĩ…

-Giải thích các phạm trù văn hố: hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề.

+Hiếu và tình: quan niệm người xưa bao giờ cũng xem trọng chữ hiếu. Giữa hiếu và tình thì phải đặt hiếu lên trên. Thuý Kiều của Nguyễn Du cũng khơng vượt ra ngồi khuơn khổ đĩ. Nàng đã hi sinh chữ tình để chọn chữ hiếu.

+Tình, nghĩa và việc trao duyên: theo quan niệm của người xưa, tình và nghĩa thường đi đơi với nhau. Con người phải sống trọn tình vẹn nghĩa

nên việc Kiều trao duyên lại cho em để giữ vẹn tình nghĩa là một điều hợp lý và cả ba người đều chấp nhận và xem là bình thường.

+Thề: ngày xưa nam nữ yêu nhau thường thề ước với nhau và trao vật làm tin. Thuý Kiều và Kim Trọng đã tự nguyện thề ước với nhau và phải giữ vẹn lời thề ước đĩ. Cĩ thể yêu cầu học sinh xem bài Thề nguyền trong tiết tới.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản qua các tín hiệu thẩm mỹ. Giáo viên chuyển tiếp: Đoạn trích là lời dặn dị của Kiều với Vân và kèm theo là một tâm trạng đau đớn não nùng nên giọng đọc phải chậm, thiết tha. Hơn nữa càng về sau Kiều gần như độc thoại nội tâm nên giọng đọc càng phải khẩn thiết não nùng hơn.

Học sinh tiến hành đọc văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh tĩm tắt lại diễn biến của câu chuyện trao duyên. Định hướng diễn tiến của câu chuyện.

II/ Đọc- hiểu văn bản:

Câu hỏi gợi tìm: Dùng từ ngữ như thế nào, lý lẽ ra sao?nếu thay từ “cậy”, “chịu” trong câu bằng từ “nhờ” và “nhận” thì liệu nội dung và tính chất cuộc đối thoại cĩ thay đổi khơng? Nếu em đứng vào vị trí Thuý Vân, em cĩ thể từ chối được khơng?

Học sinh tiến hành thảo luận và đại diện nhĩm trả lời câu hỏi. Những nhĩm khác cĩ thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác của nhĩm. GV đặt thêm câu hỏi gợi tìm. Học sinh cần phân tích sự khéo léo đĩ cụ thể qua cách dùng từ ngữ, hành động, thái độ… của Kiều.

Giáo viên gợi tìm: của chung là của ai? Khi thuyết phục em, Kiều quá khéo léo nhưng tại sao đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn?

Giáo viên cĩ thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những kỉ vật: phím đàn, mảnh hương, chiếc thoa… Đĩ là những kỉ vật mà Kim-Kiều dùng trong đêm thề nguyền nên Kiều nhớ mãi. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thêm đoạn trích Thề nguyền.

HS tiến hành thảo luận và đại diện nhĩm trả lời. GV cĩ thể tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh định hướng đúng vấn đề.

GV định hướng cho học sinh theo nội dung sau

Câu hỏi gợi tìm: Nĩi với ai?Trong lời nĩi của Kiều cĩ gì làm cho ta chú ý? Tại sao ngơn ngữ của Kiều như vậy?

HS tiến hành thảo luận và đại diện nhĩm trả lời. Giáo viên định hướng cho học sinh theo nội dung sau:

GV (bình thêm): Khi trao duyên cho em, Kiều đã khéo léo đưa Vân vào thế khơng thể từ chối được nhưng đến khi trao kỉ vật, Kiều sống lại với kỉ niệm và đối diện với cảm giác mất mát của tình yêu khiến cho bi kịch của Kiều được đẩy đến đỉnh điểm, Kiều như quên hẳn sự cĩ mặt của Thúy Vân mà hướng về tình yêu và Kim Trọng để thể hiện sự đau đớn đến tột cùng và ngất đi sau đĩ

“Cạn lời hồn ngất máu say Một hơi lạnh ngắt đơi tay giá đồng”

Học sinh tiến hành thảo luận sau đĩ đại diện nhĩm phát biểu ý kiến. Đây là câu hỏi cĩ thể xảy ra tranh luận. GV cần khéo léo trong việc hướng học sinh đi đến cách hiểu đúng nhất theo định hướng sau:

Giáo sư Lê Trí Viễn cĩ nhận xét về đoạn trích trao duyên: “tồn bộ Truyện Kiều là một bi kịch. Đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy”, em cĩ suy nghĩ gì về nhận xét đĩ?

Học sinh dựa vào những kiến thức vừa học để chứng minh lý giải nhận xét, giáo viên định hướng cho học sinh tổng kết.

E/ Dặn do:

1/ Học thuộc lịng đoạn trích.

2/ Soạn bài “Nỗi thương mình” theo những câu hỏi trong sách giáo khoa.

3.4.2. Đoạn trích: “NỖI THƯƠNG MÌNH

(Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du)

A/Mc tiêu bài hc:

Giúp học sinh:

-Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, một tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xơ đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã, buộc phải chấp nhận

thân phận làm kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đĩ thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả là sự thơng cảm trân trọng với nhân vật.

-Hiểu được rằng Kiều cĩ ý thức rất cao về phẩm giá bản thân. Nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học trung đại.

-Nắm được nghệ thuật ngơn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh cũng như nội tâm nhân vật.

B/ Phương tin thc hin

-Sách Ngữ văn 10, tập II.

-Các bài bình, bài viết về đoạn trích “Nỗi thương nình” của các tác giả trong sách Học tốt Ngữ văn 10.

-Máy Projecter, máy chiếu Overhear.

C/ Cách thc tiến hành

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp thảo luận nhĩm kết hợp phương pháp gợi tìm, phương pháp bình giảng và biện pháp đặt câu hỏi.

D/ Tiến trình bài hc

Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, cĩ những người sống khơng theo ý muốn của mình. Họ bị ép buộc phải sống một cuộc sống tủi nhục mà phải cắn răng chịu đựng. Nhưng cĩ những lúc họ sống thật với chính mình. Chính những lúc đĩ họ mới ý thức được giá trị bản thân. Nàng Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích sắp học sẽ thể hiện điều đĩ.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)