Về đặc điểm bài học: Đoạn trích cho thấy cách nhìn hiện thực và nhân đạo của Nguyễn Du về con người. Thuý Kiều khơng chỉ đơn thuần bị biến thành một mẫu nguời nêu gương đạo đức (hiếu), chỉ biết đến bổn phận làm con mà cịn là một người con gái thiết tha với tình yêu tức là cũng thiết tha với cuộc sống riêng tư. Đây là một quan niệm rất mới nếu so với quan niện sáng tác để giáo huấn của nho gia. Sự thiết tha của Kiều với tình yêu cĩ nguồn gốc từ quan niệm của thời trung đại về tình gắn liền với nghĩa. Thơng qua việc miêu tả nỗi đau đớn của Kiều vì tình yêu khơng trọn vẹn trong đoạn trích, Nguyễn Du muốn nhấn mạnh đến chiều sâu và sự chân thành của tình cảm trong Kiều.
Đây là trích đoạn thơ nên cần nắm vững vị trí của đoạn trích trong tác phẩm: cái gì đã dẫn đến tình huống trao duyên, kể cả những gì sẽ diễn ra sau sự kiện trao duyên. Mặt khác giáo viên nên lưu ý đặc trưng thể loại truyện Kiều vừa cĩ tích chất tự sự vừa cĩ tính chất trữ tình để khai thác đoạn trích. Ngơn ngữ trong đoạn trích là ngơn ngữ đối thoại giữa Kiều và Vân nhưng thực chất là ngơn ngữđộc thoại nội tâm của Kiều.
Giáo viên cũng cần so sánh đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều với đoạn Trao duyên trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du. Trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện, màn trao duyên diễn ra trước khi Kiều quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Khi đĩ Kiều cũng đau khổ nhưng cĩ lẽ chưa cảm thấy mình thật sự cĩ lỗi và mất mát như khi đã bán mình. Nguyễn Du đã thay đổi vị trí của màn trao duyên một cách hợp lý. Nỗi đau đớn vì tình yêu tan vỡ của Kiều ở Truyện Kiều sâu sắc hơn, ám ảnh hơn.
Đoạn trích cĩ nhiều từ cổ, nhất là từ ngữ mang hàm nghĩa văn hố riêng thời trung đại. Trao duyên thực chất là Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng để trả nghĩa. Khái niệm nghĩa diễn tả hành động mang sắc thái tự nguyện, tự giác thuần túy do lương tâm qui định chứ khơng theo bất cứ mệnh lệnh nào từ bên ngồi. Theo quan niệm của người xưa, tình thường gắn liền với nghĩa. Cả ba người trong cuộc (Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng) đều coi việc trả nghĩa này là hợp lý. Sau này khi gia đình sum hợp, Thuý Vân sẽ nêu lại việc trả lại chồng cho Kiều. Đây là chuyện khĩ hiểu với thế hệ trẻ ngày nay nên cần làm rõ. Đoạn trích Trao duyên cĩ nhắc đến những phạm trù văn hĩa xa lạ với thế hệ trẻ ngày nay: hiếu, tình, nghĩa, duyên, thề. Giáo viên cần giải thích rõ cho học sinh những phạm trù văn hĩa đĩ để học sinh hiểu rõ được sự trao duyên và chấp nhận trao duyên giữa Kiều, Vân và Kim Trọng.
Trọng tâm bài học: nêu bật được sự thiết tha của Thuý Kiều với tình yêu bộc lộ qua hành động trao duyên, nêu được sự thống nhất giữa hai mặt tình và nghĩa như là một đặc điểm quan trọng của quan niệm truyền thống về tình yêu.
Phương pháp: Chú ý vai trị của đoạn trích trong tổng thể tồn tác phẩm. Đặc biệt lưu ý đoạn trích Trao duyên này gĩp phần thể hiện nhân cách của Kiều và cho thấy tấm lịng cũng như tài năng của Nguyễn Du như thế nào. Cũng cần chú ý nếu biết khai thác mối liên hệ giữa đoạn trích này với các đoạn trích khác trong Truyện Kiều sẽ cĩ ích hơn cho việc hiểu đúng đoạn trích Trao duyên. Chẳng hạn những đoạn tả Kiều và Kim Trọng trong đêm thề nguyền cĩ nhiều chi tiết được nhắc lại trong đoạn trích Trao duyên. Đoạn trích Trao duyên cho thấy một nét đẹp thêm về nhân cách của Kiều, giáo viên cũng cần liên hệ với các đoạn trích trích học ở THCS để nhắc lại và rút ra kết luận trọn vẹn về nhân vật Kiều.
Tiến trình tổ chức bài học cĩ thể dựa vào những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong sách Ngữ văn, giáo viên đặt các câu hỏi nhỏ hơn nhằm dẫn dắt học sinh hiểu và cĩ thể trả lời đúng các câu hỏi này. Giáo viên khơng làm thay học sinh mà chỉ dẫn dắt và gợi mở, tạo khơng khí tìm tịi, tranh luận trong giờ học để học sinh thấy hứng thú với bài học.