Văn bản văn học thường cĩ những điểm mấu chốt mà khi tập trung vào đĩ ta sẽ tìm ra được giá trị tác phẩm.
Thứ nhất là ngữ âm. Trong ngữ âm thường người ta chú ý xem vần nhiều hay ít, vần tắc hay vần mở. Mỗi đặc điểm thể hiện ý nghĩa riêng. Ví dụ âm i gợi sự ngân dài, vần ơi gợi sự phơi phới….
Thứ hai, phân tích về nhịp điệu. Nhịp nhanh thể hiện sự gấp gáp khẩn trương, quyết liệt dữ dội… nhịp chậm thể hiện sự nặng nề, chậm chạp….. Trong phân tích nhịp điệu, nên lưu ý học sinh cách ngắt nhịp. Nếu
ngắt nhịp đúng sẽ hiểu đúng và phân tích đúng. Cịn ngắt nhịp sai sẽ dễ phân tích xa vấn đề.
Thứ ba, phân tích về khơng gian và thời gian. Khơng gian là nơi diễn ra câu chuyện, nơi xảy ra hành động của nhân vật kể cả nhân vật trữ tình. Thời gian là thời điểm câu chuyện diễn ra. Thời gian của quá khứ, hiện tại, tương lai. Mỗi một điểm khơng gian, thời gian đều cĩ ý nghĩa riêng và cĩ vai trị tác dụng trong việc biểu đạt nội dung.
Trong phương pháp dạy đọc hiểu, giáo viên sẽ sử dụng tất cả các kiến thức, các phương pháp một cách hợp lý để hướng dẫn, dẫn dắt học sinh phân tích lý giải, khám phá tác phẩm trên cơ sở đọc tác phẩm. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, học sinh sẽ là người chủ động giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ đĩng vai trị là người hướng dẫn, là người đi trước, cĩ kinh nghiệm giúp học sinh tìm kiếm kiến thức. Phương pháp dạy đọc hiểu sẽ đáp ứng được yêu cầu: “Đổi mới phương pháp; cải tạo phương pháp; dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh…..” của BGD.
Chương 2
VẬN DỤNG DẠY ĐỌC- HIỂU VÀO CÁC ĐOẠN TRÍCH
TRUYỆN KIỀU TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
(2006 – 2007)