Những lư uý khi dạy đọc-hiểu văn bản 1 Xây dựng hệ thống câu hỏ

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 (Trang 37 - 39)

1.3.3.1. Xây dng h thng câu hi

Từ trước đến nay, trong bất kì một phương pháp dạy học nào cũng cĩ một hệ thống câu hỏi nhất định. Trong giờ giảng văn truyền thống giáo viên cũng đặt câu hỏi, nhưng hình thức của nĩ thường yêu cầu học sinh hiểu ở mức tái hiện kiến thức và giáo viên đặt câu hỏi một cách tuỳ hứng, khi cần thì hỏi chứ khơng thành một hệ thống dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm.

Trong phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm, để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, người giáo viên cần chuẩn bị một lượng câu hỏi thích hợp, phù hợp với trình độ phát triển của học sinh. Những câu hỏi

này phải được đặt ra theo một hệ thống thích hợp và từng bước hướng dẫn học sinh tìm hiểu khám phá tác phẩm.

Nguyên tắc đặt câu hỏi phải dựa trên tình hình thực tế cụ thể của mỗi giờ dạy và trình độ học sinh. Số lượng câu hỏi trong một bài dạy khơng qui định là bao nhiêu mà tuỳ thuộc vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài giảng đĩ. Trong một bài dạy, câu hỏi được đặt ra phải mang tính hệ thống liên tục, sát hợp với tác phẩm giúp học sinh từng bước đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm như một chỉnh thể và khơi gợi được hứng thú và cảm xúc thẩm mĩ của bản thân mỗi học sinh. Đồng thời câu hỏi phải cĩ tính chất rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh kích thích sự suy nghĩ, tìm tịi sáng tạo của học sinh. Trong phương pháp dạy đọc- hiểu, giáo viên cĩ thể đặt câu hỏi hướng vào những mặt sau:

Thứ nhất, giáo viên cĩ thể hỏi về đặc điểm thể loại, đặt câu hỏi cho học sinh nhận biết về thể loại và vai trị tác dụng của thể loại trong biểu đạt nội dung. Câu hỏi về thể loại sẽ giúp cho học sinh nắm một cách khái quát về tác phẩm và là cơ sởđểđi vào tìm hiểu phân tích lý giải.

Thứ hai giáo viên cĩ thể đặt câu hỏi hướng vào các yếu tố của văn bản. Giáo viên cĩ thể đặt câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên là hệ thống câu hỏi đọc lướt, bao quát tác phẩm như tìm bố cục, nêu nội dung mỗi đoạn, thuật lại cốt truyện... hệ thống câu hỏi này là để kiểm tra việc tiếp xúc văn bản của học sinh. Tiếp theo là hệ thống câu hỏi đọc sâu cảm nhận ngơn từ. Hệ thống câu hỏi này yêu cầu học sinh nhận biết và lý giải được ý nghĩa của các điểm then chốt để tìm hiểu giá trị tác phẩm như tên văn bản, khơng gian, thời gian, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật cốt truyện….Trên cơ sở của hai hệ thống câu hỏi trên, giáo viên cĩ thể đặt hệ thống câu hoi đọc hiểu. Hệ thống câu hỏi này yêu cầu học

sinh chỉ ra tư tưởng khái quát của văn bản, từ những điểm phân tích đi vào khái quát, khẳng định lại cảm nhận ban đầu mà chúng ta nhận định.

Thứ ba, giáo viên cĩ thể hỏi về yếu tố ngồi văn bản. Hỏi về hồn cảnh ra đời của tác phẩm và nĩ cĩ ảnh hưởng như thế nào đối với tác phẩm, tác giả cũng như đến sự sáng tác của tất cả các nhà văn cùng thời. Khi hỏi về hồn cảnh ra đời, giáo viên cũng lưu ý đến bối cảnh của hồn cảnh cụ thể cũng như hồn cảnh chung xã hội để yêu cầu học sinh định hướng những ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến tác phẩm. Ngồi hỏi về hồn cảnh, giáo viên cĩ thể hỏi về tác giả. Hệ thống câu hỏi này nên tập trung khai thác yếu tố đời tư của tác giả, những yếu tố cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm đọc hiểu và phong cách sáng tác của tác giả.

Thứ tư, giáo viên cĩ thể hỏi về vai trị của người tiếp nhận. Đây là hệ thống câu hỏi địi hỏi sự tư duy sáng tạo của học sinh. Hệ thống câu hỏi này tập trung khai thác vốn sống, kinh nghiệm bản thân của học sinh trong việc vận dụng vào đọc hiểu tác phẩm. Hệ thống câu hỏi này giúp cho học sinh phát huy tối đa những kiến thức, năng lực hiểu biết, trí tuệ của bản thân mỗi học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)