Chủ trương của chương trình và phương pháp mới trong dạy văn là dạy theo thể loại. Chương trình Ngữ văn mới được sắp xếp theo thể loại. Trong quá trình phân tích chúng ta khơng thể nào bỏ qua cơng việc tìm hiểu thể loại của tác phẩm cần phân tích. Thể loại cĩ rất nhiều tầng bậc. Mỗi một thể loại cĩ một đặc trưng riêng mà khi phân tích chung ta cần nắm. Nắm được đặc điểm thể loại sẽ hướng dẫn học sinh đọc theo thể loại, phân tích dựa trên những đặc điểm của thể loại. Giáo viên nắm chắc vai trị tác dụng của từng thể loại đối với việc truyền tải tư tưởng tình cảm thái độ của tác giả, đồng thời hướng dẫn học sinh phân tích trên những cơ sở đĩ. Từ đĩ rút ra cho học sinh cách thức phân tích những tác phẩm khác cùng thể loại.
Tác phẩm văn học thì muơn hình muơn vẻ nhưng nếu xét kĩ chúng ta cĩ thể thấy giữa chúng cĩ những nét chung về mặt cấu tạo nội dung và nghệ thuật. Những nét chung này ít nhiều cĩ tính ổn định. Dựa vào những nét chung đĩ mà người ta cĩ thể phân chia chúng ra thành những loại thể văn học. Việc phân chia loại thể văn học giúp ít nhiều cho việc nghiên cứu, cảm thụ và lĩnh hội các tác phẩm văn học. Đối với giáo viên chúng ta, tìm hiểu sự phân chia loại thể văn học cũng như nắm vững những đặc trưng
loại thể sẽ giúp cho việc “hiểu và cảm, dạy và học tác phẩm văn chương cĩ kết quả hơn.”[9, tr.7].
Trong “Nghệ thuật thơ ca”, A-ri-xtơ-tơ nêu lên ba phương thức mơ phỏng hiện thực : “Hoặc kể về một sự kiện, coi như một cái gì tách biệt với mình, hoặc là người mơ phỏng nhân danh mình mà kể, hoặc là giới thiệu tất cả các nhân vật như những người đang hành động và hành động”[9, tr.10]. Cách chia này, đến nay vẫn cịn cĩ ý nghĩa đúng đắn. Dựa vào đĩ trong phân chia loại thể, người ta phân chia thành ba phương thức cơ bản nhất để phản ánh hiện thực và biểu hiện nội tâm của tác giả. Ba phương thức cơ bản nhất của sự cấu tạo hình tượng, kiến trúc tác phẩm văn học, đồng thời cũng là ba loại cơ bản nhất, trong lịng mỗi loại và trên biên giới của các loại sẽ nảy sinh rất nhiều thể khác nhau của sự sáng tác văn học. Đĩ là phương thức trữ tình, tự sự và kịch. Nhìn chung trong sáng tác văn học cĩ nhiều hình thức thể hiện rất phong phú, nhưng chung qui người ta qui tụ chúng trong ba loại cơ bản trên. Trong mỗi loại cịn cĩ những thể khác nhau của sự sáng tác văn học.
Tự Sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan “như một cái gì tách biệt” ở bên ngồi đối với tác giả thành một câu chuyện cĩ diễn biến của sự việc, của hồn cảnh, cĩ sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động con người. Tác giả chỉđĩng vai trị là người kể chuyện. Những tư tưởng tình cảm của mình thường được tác giả thể hiện một cách khéo léo thơng qua cách kể, cách tả để tạo cảm giác cho người đọc cĩ cảm giác như câu chuyện đang diễn ra một cách chân thực trước mắt mình và bị nĩ thu hút thuyết phục. Nhưng thật ra chính tác giả là người kể, dẫn dắt cốt truyện theo tư tưởng tình cảm của mình. Lời kể của tác giả là một đặc điểm của loại tự sự. Hình tượng của tác phẩm tự sự được dệt qua lời kể đĩ. Cho nên trong tác phẩm tự sự chúng ta thường phân biệt hai thứ
ngơn ngữ: ngơn ngữ gián tiếp (lời kể của tác giả) và ngơn ngữ trực tiếp (lời nĩi của nhân vật).
Tác phẩm tự sự bao giờ cũng cĩ một câu chuyện làm nồng cốt, trong đĩ cĩ những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, cĩ sự tham gia của những con người với những hành động ngơn ngữ, tâm trạng, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hồn cảnh thiên nhiên, xã hội và trong mối quan hệ lẫn nhau. Nhờ những đặc điểm đĩ nên loại hình tự sự cĩ khả năng nhiều nhất trong việc dựng nên những bức tranh rộng lớn sâu sắc, nhiều mặt về đời sống xã hội và con người, về những biến cố lịch sử quan trọng.
Đặc trưng của loại Trữ Tình là bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ, xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người. Những trạng thái ấy cũng đều bắt nguồn từ hiện thực khách quan. Nhưng nĩ được bộc lộ qua cảm quan và ngơn ngữ cá nhân của tác giả hoặc nhân vật mà tác giả nhân danh để phát biểu mà trong lý luận văn học gọi là “nhân vật trữ tình” “cái tơi trữ tình”. Trong tác phẩm trữ tình cũng cĩ cảnh, cĩ người, cĩ việc nhưng chủ yếu ở đây nĩ chỉ là nền cho việc thể hiện tâm trạng, tâm tư, cảm xúc dào dạt hay chất chứa những suy nghĩ, suy tư trước cảnh, trước người, trước việc. Nếu so sánh, thì tác phẩm tự sự trung tâm là hình tượng- tính cách, cịn trong tác phẩm trữ tình là hình tượng- tâm tư.
Kịch là thể loại văn học đặc biệt. Một tác phẩm kịch cĩ thể đọc nhưng chủ yếu là để diễn trên sân khấu. Kịch là phương thức đặc biệt để tái hiện hiện thực cuộc sống và biểu hiện tư tưởng nhà văn, tức là phản ánh và biểu hiện bằng ngơn ngữ và hành động trực tiếp của các nhân vật trong các tình huống của cuộc sống “tự bản thân nĩ, khơng cần sự dẫn dắt của tác giả”. Trong tác phẩm kịch tác giả khơng phải luơn luơn lúc nào cũng cĩ mặt để giới thiệu, dẫn dắt nhân vật như trong tác phẩm tự sự mà để tự nĩ
bộc lộ ra. Do đĩ trong tác phẩm kịch, phải tập trung cao độ những tình huống cuộc sống. Kịch phải cĩ những tình huống gay go nhất, kịch liệt nhất mà ở đĩ tính cách các nhân vật và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ một cách rõ ràng sâu sắc. Trong tác phẩm kịch, sự cĩ mặt tác giả là rất ít nên ngơn ngữ trực tiếp của nhân vật trên sân khấu là rất quan trọng. Ngơn ngữ của nhân vật kịch là phương tiện chủ yếu nhất để tạo lập các tình huống sự việc, cũng như bộc lộ các tính cách nhân vật, diễn tả tư tưởng của tác giả và tác động đến cảm xúc người đọc, người xem. Do đĩ ngơn ngữ nhân vật trong kịch phải vừa tất yếu, vừa tự nhiên, vừa điển hình và vừa mang cá tính của mỗi nhân vật.
Việc phân chia loại hình văn học ra làm ba loại hình cơ bản nĩi trên căn cứ vào thiên hướng chủ đạo của phương thức phản ánh và biểu hiện của tác phẩm. Do đĩ sự phân chia này chỉ dựa trên lý luận và cĩ tính chất tương đối. Trên thực tế cụ thể sinh động của các tác phẩm, các thể loại trên thường thâm nhập vào nhau, kết hợp với nhau trong việc mơ tả hiện thực cuộc sống, bộc lộ tư tưởng tình cảm con người. Cho nên khi dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương ngồi mặt dạy theo loại thể, chú ý những đặc trưng về loại thể chúng ta cũng cần lưu ý đến sự kết hợp này.
Việc xác định loại thể văn học và tìm hiểu đặc trưng loại thể cần thiết cho việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học. Vì nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng dạy theo loại thể. Phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giảđã sử dụng khi sáng tác qui định phương thức cảm thụ hình tượng đĩ của người đọc và cũng từ đĩ qui định phương thức giảng dạy của chúng ta. Sự cảm thụ của chúng ta đối với một tác phẩm tự sự, một tác phẩm trữ tình, một tác phẩm kịch khơng phải hồn tồn giống nhau. Cách dạy một tác phẩm tự sự, một tác phẩm trữ tình hay một tác phẩm kịch cũng khác nhau.
Trong giảng dạy đọc- hiểu, vai trị loại thể rất quan trọng. Tuỳ theo thể loại, mà người giáo viên cĩ những cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu khác nhau. Đại thể nếu là phân tích tác phẩm thuộc thể loại tự sự thì người giảng phải nắm và nêu cho được trình tự diễn biến, logíc phát triển của câu chuyện với các sự biến, các nhân vật qua các chặng thời gian với các lớp khơng gian. Nếu là tác phẩm thuộc trữ tình thì người giảng phải nắm và nêu cho được trình tự diễn biến, logíc phát triển của tâm tư tác giả hay nhân vật trữ tình với mọi sắc thái và mọi biểu hiện của nĩ qua các chặng thời gian cũng như qua các lớp khơng gian. Cịn nếu là tác phẩm kịch thì cần nắm và nêu cho được trình tự diễn biến của hành động kịch thơng qua các tình huống sân khấu và qua ngơn ngữ đối thoại của nhân vật. Tuy nhiên, cịn tuỳ thuộc vào từng tác phẩm cụ thể và tuỳ đối tượng mà người giáo viên cĩ những cách dạy cụ thể chi tiết và phù hợp hơn.