Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 64 - 65)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

3.2.2.6. Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động đào tạo

kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động đào tạo

Trong thời gian qua, giữa Học viện Tư pháp và các đơn vị chức năng của Toà án nhân dân tối cao, các Toà án địa phương đã có một số hoạt động phối hợp trong công tác tuyển sinh; xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu tham khảo; tổ chức việc thực tập cho học viên… Tuy vậy, nhiều hoạt động phối hợp chưa có cơ chế chính thức (ví dụ, việc phân công giáo viên là thẩm phán tham gia giảng dạy cho Học viện; quản lý học viên trong thời gian theo học tại Học viện; xét điều kiện tốt nghiệp cho học viên; việc tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo) nên sự phối kết hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong công tác đào tạo các chức danh tư pháp, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch (có thể dưới hình thức Thông tư liên tịch hoặc Nghị quyết liên tịch của Ban cán sự Đảng) về công tác đào tạo nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tất cả các khâu: xây dựng chương trình, chuẩn bị giáo trình, tài liệu; tuyển sinh; quản lý học viên; tổ chức thực tập; đánh giá điều kiện tốt nghiệp ra trường; điều động giảng viên giỏi tham gia giảng dạy

Tóm lại: Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thực hiện đồng bộ, hữu hiệu những giải pháp nêu trên nhất định sẽ góp phần tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong đào tạo thẩm phán, nâng cao nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp Để nâng cao chất lượng, từng bước mở rộng quy mô đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp từ việc tiếp tục hoàn thiện Chương trình đào tạo; nâng cao chất lượng đầu vào; củng cố, kiện toàn đội ngũ giảng viên; đổi mới phương pháp đào

tạo... đến việc xây dựng, vận hành hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan, nhất là Toà án nhân dân tối cao trong hoạt động đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo thẩm phán. Các giải pháp trên đây cần được áp dụng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ với mục tiêu xuyên suốt là tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)