THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1 Khái quát về Học viên Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 37 - 40)

2.2.1.1.Sự ra đời và phát triển của Học viện Tư pháp

Trường đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập trên cơ sở Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội. Sau hai năm hoạt động (từ năm 1996 đến năm 1998), Trung tâm được thừa nhận như một mô hình tốt cần được mở rộng và hoàn thiện. Vì vậy, ngày 11 tháng 2 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 34/1998/QĐ-TTg thành lập trường Đào tạo các chức danh tư pháp và giao cho trường chức năng đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác như luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, thư kí tòa án…Với việc triển khai đào tạo thành công một số khóa đào tạo thẩm phán, luật sư ..tại trường đào tạo thẩm phán và các chức danh tư pháp, mô hình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp sau cử nhân luật dần dần được khẳng định. Để đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực cho cán bộ ngành tư pháp, ngoài tiêu chuẩn về trình độ cử nhân luật, Người được bổ nhiệm các chức danh tư pháp cần phải được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Yêu cầu về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đã được chính thức tiêu chuẩn hóa và ghi nhận trong các văn bản qui phạm pháp luật như: Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực năm 2000. Pháp lệnh luật sư 2001; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Pháp lệnh thẩm phán, hội thẩm nhân dân năm 2002; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

Theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước tình trạng tồn tại đồng thời nhiều đầu mối đào tạo, mỗi cơ sở đào tạo lại có những đặc thù riêng của mình, nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp đã bộc lộ những bất cập. Công tác đào tạo cán bộ tư pháp hoặc là dàn trải, thiếu tập trung và định hướng, hoặc là quá cục bộ, dẫn đến khó khăn cho công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ của các cơ quan tư pháp. Hơn nữa do sự thiếu tương thích trong nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nền kiến thức trang bị cho học viên không đồng đều. Trong khi đó, hoạt động thực tiễn lại đòi hỏi thẩm phán kiểm sát viên và luật sư cùng tham gia tố tụng, phải có cùng mặt bằng về trình độ pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp bảo đảm tính thống nhất trong việc đánh giá sự kiện, áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án. Để giải quyết những bất cập trong công tác đào tạo chức danh tư pháp,Đảng và Nhà

nước đã có nhiều quyết sách quan trọng. Ngày 2 tháng 1 năm 2002, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiêm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới trong đó nhấn mạnh: “nghiên cứu xây dựng đề án thành lập cơ quan thống nhất đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp và nghiên cứu khoa học tư pháp”. Ngày 18/11/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1269/2003/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Học viện tư pháp. Ngày 25/02/2004, Học viện tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong đó nêu rõ việc thành lập Học viện Tư pháp nhằm đạt mục tiêu quan trọng là: “Tập trung đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp trên cơ sở thống nhất nội dung, chương trình đào tạo; huy động tối đa nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo”.

Theo quyết định số 23/2004/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ, Học viện Tư pháp đã được xác định rõ: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ Trường Đại học”. Với quy định này, Học viện Tư pháp có những điều kiện thuận lợi trong hoạt động đào tạo nhân lực chung của nhà nước.

Sự ra đời của Trường đào tạo các Chức danh tư pháp và sau đó là việc thành lập Học viện Tư pháp, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, về đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ tư pháp cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, đặc biệt sự giúp đỡ từ Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, các đoàn luật sư, các cơ quan bổ trợ tư pháp từ trung ương đến địa phương, từ sau khi thành lập cho đến nay với vị trí vai trò mới, Học viện Tư pháp đã nhanh chóng phát triển, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp nói riêng.

Để thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, Bộ tư pháp đã tổ chức nghiên cứu triển khai xây dựng đề án: “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp”. Đề án: “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn

đào tạo cán bộ tư pháp” được phê duyệt sẽ mở ra một triển vọng mới về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)