Về phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 46 - 47)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

2.3.1.4.Về phương pháp đào tạo

Do đặc thù của việc đào tạo Thẩm phán là đào tạo nghề, ngay từ những khoá đào tạo đầu tiên, Học viện Tư pháp đã áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, lấy hồ sơ thực tiễn làm cơ sở cho việc dạy và học, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Việc áp dụng phương pháp đào tạo thẩm phán qua khảo sát ý kiến của các học viên thẩm phán đã qua đào tạo tại Học viên Tư pháp cho rằng: các giảng viên Học viện Tư pháp đã chủ động thực hiện phương pháp tình huống 60,8% ; Phương pháp thuyết trình chỉ sử dụng hạn chế 9,8%. Nhìn chung phương pháp giảng dạy thẩm phán được đánh giá cao 88% học viên đang theo học và 86,3% học viên qua đào tạo được hỏi ý kiến đánh giá rằng phương pháp đào tạo đang được áp dụng tại Học viên Tư pháp là hiệu quả [14].

2.3.1.5. Về đội ngũ giảng viên

Kết quả khảo sát đối với học viên đã qua đào tạo tại Học viện trong “Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp”, đa số các ý kiến nhận xét rằng các giảng viên cơ hữu, và kiêm nhiệm của Học viện Tư pháp vừa có kinh nghiệm thực tế vừa nắm chắc lý thuyết có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với các đối tượng học viên. Đội ngũ giảng viên cơ hữu đã từng bước chủ động và có khả năng đảm đương một phần hoạt động giảng dạy của Học viện có chất lượng. Đây là những ý kiến đánh giá hoàn toàn phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của đa số giảng viên Học viện Tư pháp. Như vậy, có thể khẳng định rằng đội ngũ giảng viên hiện nay của

Học viện Tư pháp có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, có phương pháp giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của Học viện đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 46 - 47)