ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ
3.2.2.3. Xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh, vừa giỏi về chuyên môn, vừa
tinh thông về nghiệp vụ xét xử, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với giảng viên
Giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Đào tạo thẩm phán là hoạt động đào tạo nghề có nhiều đặc thù, đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên giỏi về pháp luật, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Hàng năm cần tiến hành khảo sát, nắm thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện bằng cách tuyển dụng, tiếp nhận hoặc gửi đi đào tạo những người có trình độ chuyên môn, có năng lực nghiên cứu, phương pháp giảng dạy tốt. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên cho đội ngũ giảng viên. Đồng thời tăng kiến thức thực tiễn đối với giảng viên thuộc biên chế của Học viên, bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận và rèn luyện các kỹ năng hành nghề của thẩm phán như tham gia làm Hội thẩm nhân dân; tham gia một số hoạt động tố tụng với các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư có nhiều kinh nghiệm Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm thực hành nghề luật để giảng viên có điều kiện tham gia các hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó cần hết sức quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các thẩm phán giỏi đã và đang hành nghề trong thực tiễn. Xây dựng, thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp về thù lao đối với giảng viên nói chung đặc biệt giảng viên thỉnh giảng. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí sắp xết công việc của các giảng viên thỉnh giảng. Thực hiện việc ký hợp đồng giảng dạy theo thời hạn với thẩm phán đã nghỉ hưu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có sức khoẻ, có đạo đức và tâm huyết với công tác đào tạo. Tranh thủ, thu hút sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, vận động các chuyên gia uy tín của các nước trên thế giới tham gia vào công tác đào tạo thẩm phán ở các lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, để tạo ra chuyển biến mạnh về chất lượng đội ngũ giảng viên
cần phải nghiên cứu, học tập xây dựng cơ chế luân chuyển và điều động giảng viên như một số nước trên thế giới theo hướng: Toà án nhân dân tối cao điều động biệt phái các thẩm phán giỏi, có khả năng sư phạm về làm công tác giảng dạy có thời hạn tại Học viện Tư pháp, hết thời hạn này họ lại trở về cơ quan cũ.
Những cải cách, đổi mới chương trình đào tạo chỉ có thể thực hiện dược khi có sự đổi mới tư duy của người đào tạo: Từ chỗ coi người thầy là trung tâm chuyển sang coi người học là trung tâm. Các giảng viên Học viên Tư pháp cần phải làm tất cả mọi việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên học tập đạt kết quả tốt nhất.