Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 58 - 60)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

3.2.2.1.Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn

cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn

Công tác xét xử của Toà án trong thời gian qua cho thấy các thẩm phán thường yếu về kỹ năng thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ; kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định; kỹ năng điều khiển phiên toà; kỹ năng phân tích pháp luật để áp dụng chính xác trong từng trường hợp cụ thể còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật một cách máy móc theo câu chữ chứ không theo tinh thần của pháp luật, thậm chí theo lối suy

diễn chủ quan; trình độ am hiểu kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực chuyên sâu, nhất là các kiến thức về kinh tế thị trường, sở hữu trí tuệ, hội nhập kinh tế quốc tế; sự hiểu biết về các kỹ năng nghề nghiệp của luật sư, kiểm sát viên chưa sâu; trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế.

Chương trình đào tạo thẩm phán đang áp dụng là phù hợp với đối tượng và mục đích đào tạo. Tuy vậy với tiến trình cải cách tư pháp, và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong thời gian tới và từ thực tiễn được phân tích ở trên đang đặt ra nhu cầu phải tiếp tục rà soát để chỉnh lý, bổ sung nội dung chương trình đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn hành nghề hiện nay.

Chương tình đào tạo thẩm phán cần được hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo khung chương trình chung với cấu thành phần chuyên đề chung; phần kỹ năng; thực tập; kỹ năng chuyên sâu và thi tốt nghiệp. Nội dung chương trình phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, tiêu chuẩn của chức danh thẩm phán. Trong đó quán triệt phương châm lý luận phải gắn thực tiễn, học đi đôi với hành đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Chương trình đào tạo phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn với việc nâng cao nhận thức về chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ xét xử. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trang bị cần toàn diện đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm tránh dàn trải. Trước mắt, trong điều kiện chưa thể thực hiện việc đào tạo chung cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư thì Chương trình đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán cần bổ sung thêm các nội dung liên quan đến vị trí, vai trò và một số kỹ năng cơ bản của kiểm sát viên và luật sư trong hoạt động tố tụng. Trong quá trình đào tạo cần tăng cường các hoạt động sinh hoạt chung giữa các lớp thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư như diễn án chung, thi hùng biện, tham gia tư vấn tại Trung tâm thực hành nghề luật, tham gia thực hiện các chương trình Toà tuyên án mà hiện nay Học viện đang thực hiện khá tốt. Trên cơ sở Chương trình đào tạo khung, các tổ bộ môn sẽ tổ chức việc chỉnh lý, bổ sung hoặc biên soạn lại giáo trình, tài liệu tham khảo, hồ sơ tình huống cho phù hợp. Trong thời gian tới cần đưa vào chương trình đào tạo bộ môn đạo đức nghề nghiệp cho học viên thẩm phán. Giảm thời lượng cập nhật văn bản pháp luật mới, pháp luật nội dung. Tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ xét xử, kinh nghiệm và tác nghiệp cụ thể. Chương trình đào tạo thẩm phán phải đảm bảo thống nhất

với chương trình đào tạo các chức danh tư pháp khác như kiểm sát, luật sư; Chương trình phải đảm bảo tính hiện đại, thiết thực và có cơ cấu hợp lý.

Việc xây dưng và hoàn thiện hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ đào tạo thẩm phán phải có bước đi cụ thể, trước mắt tiếp tục hoàn thiện các giáo trình, tài liệu có sẵn đào tạo chung các chức danh thẩm phán luật sư kiểm sát viên. Bên cạnh bộ giáo trình, tiếp tục chỉnh lý, biên tập bổ sung đề cương môn học, đề cương chi tiết bài giảng, khai thác, biên tập và bổ sung mới các hồ sơ vụ án điển hình của ba loại án phục vụ cho bài học tình huống của học viên, biên soạn ngân hàng đề thi. Loại bỏ những hồ sơ có tình tiết đơn giản không phù hợp với ý đồ sư phạm, hồ sơ áp dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực. Tiếp tục biên soạn các tài liệu tham khảo viết bài các tạp chí khoa học xây dựng nguồn tư liệu học tập phong phú đa dạng cung cấp kịp thời theo các đề cương môn học cho học viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 58 - 60)