Những hạn chế trong công tác đào tạo thẩm phán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 48 - 50)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

2.3.2. Những hạn chế trong công tác đào tạo thẩm phán

Công tác đào tạo thẩm phán trong thời gian qua bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, vẫn còn có những khó khăn, và hạn chế, cần phải nhận thức được những hạn chế này và tìm ra các nguyên nhân, để có cơ sở xác định phương hướng tiếp tục đổi mới công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp trong thời gian tới

Một là:Về chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo.

Chương trình đào tạo còn bị chia cắt theo từng chức danh. Chưa có sự gắn bó và đảm bảo tính liên thông giữa các chức danh kiểm sát viên, luật sư, thẩm phán, để thực hiện chủ trương của Đảng về luân chuyển cán bộ trong hệ thống cơ quan tư pháp chưa gắn bó đào tạo và sử dụng cán bộ giữa các cơ quan tư pháp.

Phần lớn chương trình đào tạo mới chỉ tập trung vào việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp chung ban đầu mà chưa đa dạng hoá chương trình và đào tạo theo từng lĩnh vực chuyên biệt, đào tạo chuyên sâu phục vụ cho mục đích của Hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống giáo trình, giáo án, sách, tài liệu tham khảo còn chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập. Nội dung của nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo còn trùng lặp, thiếu tính đa dạng không chuyên sâu, ít kiến thức thực tiễn và chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế, xã hội. Công tác biên sạo giáo trình chưa được coi trọng thiếu tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống đào tạo ngành luật

Hai là: Về áp dụng phương pháp đào tạo

Qua khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp đào tạo thẩm phán cho thấy, thời gian qua việc đổi mới áp dụng phương pháp đào tạo tích cực chưa triệt để, chưa hiệu quả và thành một phong trào, một hoạt động thường nhật của tất cả giảng viên nhất là các giảng viên thỉnh giảng, ở tất cả các bộ môn.

Mặc dù các khóa học bồi dưỡng về phương pháp sư phạm thường xuyên được tổ chức nhưng còn mang tính hình thức chưa đổi mới để đáp ứng được yêu cầu và giải quyết một cách triệt để về nhận thức của giảng viên. Chưa có một cơ chế thực thi đổi mới, và áp dụng hiệu quả các phương pháp đào tạo tích cực đối với tất cả các giảng viên. Nhận thức của nhiều người, trong đó có cả cấp quản lý vẫn còn cho rằng đó là trách nhiệm của riêng giảng viên, không coi đây là công việc, trách nhiệm chung của cả hệ thống nhà trường, từ

nhân viên phục vụ đến lãnh đạo trong đó vai trò của ban giám đốc Học viện có ý nghĩa quyết định. Chưa xây dựng được kế hoạch, nội dung phương thức đổi mới phương pháp đào tạo của giảng viên và phương pháp học tập của học viên cho từng giờ học, lớp học, môn học, khóa học.

Việc tiến hành khảo sát học viên đánh giá giảng viên về đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thường xuyên. Chưa sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá của học viên vào việc đổi mới về hoạt động này.

Ba là: Về đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên

Còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và chưa được nâng cao trình độ ở mức cần thiết. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý về đào tạo. Đội ngũ giảng viên cơ hữu còn thiếu về số lượng, tỉ lệ giảng viên đã là các chức danh thẩm phán còn thấp (mới đạt 31,4%), một số giảng viên chưa kinh qua hoạt động thực tiễn, nên còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, dẫn đến khi giải quyết tình huống hoặc nhận xét diễn án đã đưa ra thông tin chưa đủ sức thuyết phục đối với học viên.

Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, tuy nhiệt tình với công tác đào tạo nhưng do bận công việc chính tại cơ quan nên chưa chủ động về thời gian để tham gia giảng dạy. Việc điều động, quản lý và đánh giá chất lượng đối với đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm còn gặp khó khăn. Trong hoạt động giảng dạy vẫn còn một số giảng viên kiêm chức hạn chế về phương pháp sư phạm như chưa bám sát vào đề cương giảng dạy của nhà trường, đôi khi quá sa đà vào việc nêu các vụ án thực tế mà mình đã làm, dẫn đến không còn đủ thời gian để truyền đạt các nội dung của bài giảng. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực chưa triệt để, phần nhiều các giảng viên kiêm chức không sử sụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các thông tin chính của bài giảng. Điều đó cho thấy việc cập nhật kiến thức và kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu của một số giảng viên còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên còn thấp chưa đồng đều

Bốn là: Về cơ sở vật chất

Học viện Tư pháp mới được thành lập hơn mười năm nay, cũng như nhiều cơ sở đào tạo khác, hiện Học viện đang phải đối mặt với với sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học với sự phát triển mở rộng quy mô đào tạo. Theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg

ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháo chủ trì việc xây dựng trụ sở Học viện Tư pháp nhưng cho đến nay việc triển khai xây dựng trụ sở của Học viện Tư pháp tại thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt được tiến độ như mong muốn do những khó khăn liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng; Học viện Tư pháp vẫn phải đi thuê hội trường (cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) để tổ chức các lớp đào tạo làm phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến việc quản lý và chất lượng của các lớp đào tạo. Các trang thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn, thư viện nhìn chung còn lạc hậu thiếu đầu sách, tạp chí chuyên ngành mới, các phương tiện tin học còn quá ít. Có ít tài liệu sách báo của nước ngoài và số tài liệu đã có chưa được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nên việc xây dựng hồ sơ mới, việc sứa đổi, bổ sung giáo trình, tài liệu, trang bị phương tiện giảng dạy, học tập còn hạn chế, chưa áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)