ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ
3.1.2. Đào tạo thẩm phán phải gắn với yêu cầu cải cách tư pháp
Hoạt động đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tuy vậy, công cuộc cải cách tư pháp do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang đặt ra cho hoạt động đào tạo cán bộ pháp luật nói chung và đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, trong đó có thẩm phán nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ mới hết sức nặng nề:
Thứ nhất: Hoạt động đào tạo phải cung cấp đủ nguồn bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan Toà án các cấp. Đặc biệt trong thời gian tới, khi thực hiện việc xây dựng hệ thống tòa án khu vực theo yêu cầu cải cách tư pháp. Dự báo, để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hằng năm Học viện Tư pháp phải đào tạo được ít nhất 500 học viên thẩm phán.
Thứ hai: Chương trình đào tạo phải được đổi mới nhằm trang bị cho người học kiến
thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề đáp ứng yêu cầu công việc mà họ đảm nhiệm trong thực tế. Trong xu hướng thành lập Toà án khu vực theo tinh thần Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện và bổ nhiệm từ thẩm phán cấp huyện thì đào tạo thẩm phán cần hướng đến việc tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán cấp huyện với chương trình, nội dung phù hợp với yêu cầu công việc của thẩm phán Toà án cấp huyện. Cụ thể nội dung chương trình phải thể hiện được các định hướng cơ bản quan điểm, chỉ đạo hướng dẫn của UB thẩm phán tòa án tối cao, nhiệm vụ trọng tâm của ngành tòa án trong từng thời kỳ, quy định về hoạt động nghiệp vụ của thẩm phán. Quan tâm đào tạo những kỹ năng nghề cần thiết mà trên thực tế thẩm phán còn đang yếu. Đảm bảo, đến năm 2012, Học viện Tư pháp có đầy đủ chương trình, giáo trình hoàn toàn mang tính kĩ năng theo chương trình đã được duyệt để thay thế cho các loại giáo trình hiện có; từ năm 2013 đến năm 2020, có đầy đủ chương trình giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Thứ ba: Chất lượng đào tạo phải phù hợp với Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đáp ứng với yêu cầu của cơ quan sử dụng lao động. Học viên tốt nghiệp ra trường được trang bị kiến thức nghiệp vụ sát với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn, được trang bị một cách có hệ thống kỹ năng hành nghề , đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp.
Thứ tư: Xây dựng đội ngũ giảng viên, bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm
chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu dạy nghề tại Học viện Tư pháp, theo đó: đến năm 2012, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp đảm nhiệm được 60% số giờ giảng, 100% giảng viên đã qua đào tạo nghề, 45% giảng viên cơ hữu đã là chức danh tư pháp, đến năm 2020,
đội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp đảm nhiệm được 70% số giờ giảng, 100% giảng viên đã qua đào tạo nghề, 70% giảng viên cơ hữu đã là chức danh tư pháp.
Thứ năm: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin và các
điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, bảo đảm đủ phòng học, phòng làm việc và trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập.
Tóm lại: Để có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của quá trình cải cách tư pháp đủ về số lượng, cao về chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển đổi mới của giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo thẩm phán nói riêng. Phụ thuộc cả về nhận thức, sự đồng thuận mang tính hiệu quả trên thực tế của nhiều chủ thể tham gia vào tiến trình cải cách tư pháp. Trong đó hoạt động đào tạo thẩm phán, thời gian tới cần phải hướng vào các tiêu chuẩn về Chức danh thẩm phán đã được chuẩn hóa trong các văn bản của nhà nước, các nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách tư pháp. Tính đặc thù về đối tượng đào tạo và yêu cầu thực tiễn của nghề nghiệp, để đổi mới đào tạo. Đào tạo thẩm phán phải gắn với bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức; gắn với quy hoạch cán bộ; đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu luân chuyển cán bộ và phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế