TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN HIỆN NAY 1 Về số lượng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 35 - 36)

2.1.1. Về số lượng

Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2008) “cả nước có 746 Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh và 682 tòa án nhân dân cấp huyện.

Qua kết quả tổng rà roát đội ngũ thẩm phán của ngành tòa án tính đến thời điểm 1/3/2008 tòa án tối cao có 524/603 người trong đó có 116/120 thẩm phán; 63 tòa án cấp tỉnh có 3264/3559 người, trong đó có 998/1118 thẩm phán; tòa án nhân dân cấp huyện có 7550/7822 người trong đó có 3250/3690 thẩm phán” [27, tr.18]. Đội ngũ thẩm phán đã được quan tâm củng cố kiện toàn, bổ sung và đã có bước phát triển mạnh về số lượng, tuy nhiên số lượng thẩm phán vẫn chư đủ chỉ tiêu của nghành tòa án. Việc thiếu thẩm phán xảy ra ở tất cả các cấp tòa án, đồng thời ở một số địa phương như các đơn vị hành chính mới chia tách, vùng sâu vùng xa vùng hải đảo…tình trạng này càng nghiêm trọng. Sỡ dĩ có tình trạng trên một phần là do điều kiện địa lý xa xôi khó khăn nhiều mặt ở các địa phương. Mặt khác chế độ chính sách, chế độ tuyển dụng điều chuyển đãi ngộ cán bộ chưa thỏa đáng

Theo số liệu thống kê của ngành tòa án cho thấy số lượng các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án trong những năm gần đây tăng mạnh trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%. Riêng năm 2007 tổng số các loại vụ án, toàn ngành tòa án đã thụ lý giải quyết 256.647 vụ tăng 23.806 vụ so với năm 2006.

Nếu tính theo định mức xét xử hiện nay quy định đối với tòa án cấp tỉnh, cấp huyện trên các địa bàn và tổng số lượng vụ án phải thụ lý, xét xử với tỷ lệ gia tăng số vụ án hàng năm là 15% thì trong vòng năm năm tới ngành tòa án cần bổ sung mỗi năm khoảng 1000 người trong đó có khoảng 500 thẩm phán thì mới đáp ứng yêu cầu về số lượng cho công tác xét xử [27, tr.07].

Số lượng này vẫn thiếu so với yêu cầu xét xử hiện nay và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là khi tính đến việc thực hiện cải cách hệ thống tòa án tổ chức không theo đơn vị hành chính trong thời gian tới. Ngoài ra còn phải tính đến thực tế là gần 30 năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của ta hầu hết đều được đào tạo và tuyển dụng theo từng đợt, điều này dẫn đến tình trạng trong vòng 5 đến 10 năm tới, số lượng thẩm phán đến tuổi về hưu có khả năng sẽ tăng đột biến. Thực tế này đặt ra trong thời gian tới cần phải có kế hoạch đào tạo để tạo nguồn, và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)