Năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 36 - 37)

92% thẩm phán tòa án nhân cấp tỉnh có trình độ đại học Luật, số còn lại có trình độ tương đương hoặc đại học khác. Đây là những đảm bảo về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức của người thẩm phán. Tuy nhiên, nước ta còn hơn 200 thẩm phán tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp huyện chưa có trình độ đại học luật, thuộc diện nợ tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn theo quy định. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ thẩm phán chưa tốt nghiệp đại học (cấp tỉnh hiện còn 5.1%; cấp huyện còn 5,6%) [36]. Trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế của các thẩm phán nhìn chung còn thấp so với yêu cầu hiện nay.

2.1.2.2.Về bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức

100% thẩm phán là đảng viên. Bên cạnh những thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vẫn còn có những thẩm phán có biểu hiện tham những, tiêu cực. Một số thẩm phán thiếu nhạy bén về chính trị, thiếu biện pháp đấu tranh, đường lối xử lý vụ án chưa gắn với tình hình đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở địa phương, làm cho hiệu quả đấu tranh tội phạm, chống tham nhũng chưa cao. Một số ít thẩm phán, có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hóa biến chất về phẩm chất đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tiếp tay cho bọn tội phạm.Thậm chí có thẩm phán còn lợi dụng quyền năng pháp lý của mình để làm sai lệch hồ sơ vì động cơ vụ lợi cá nhân, dẫn đến làm oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Những sai phạm trên đây dẫn đến một số thẩm phán đã bị xử lý kỉ luật, thậm chí bị truy tố ra trước tòa án. Trong năm 2007 có 35 cán bộ thẩm phán bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự và 11 thẩm phán tòa án địa phương chưa được xem xét bổ nhiệm lại làm thẩm phán vì không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2008 có 45 trường hợp cán bộ, thẩm phán tòa án bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự [27, tr.03]. Với thực trạng như vậy cho thấy chất lượng xét xử chưa xứng tầm, vẫn xảy ra án oan sai là điều khó tránh khỏi.

Nguyên nhân của các vi phạm trên, một mặt do bản thân thẩm phán thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cũng như năng lực chuyên môn. Mặt khác do sự thiếu quan tâm sâu sát của lãnh đạo và cấp ủy, đoàn thể nơi thẩm phán công tác, việc kiểm tra, giám sát còn bị buông lỏng, chưa xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán. Việc phân công công tác cho thẩm phán chưa hợp lý. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thẩm phán chưa được đào tạo cơ bản, chưa được bồi dưỡng thường xuyên và ít kinh nghiệm trong hoạt động xét xử.

Như vậy, nhìn chung đội ngũ thẩm phán nước ta có trình độ chuyên môn khá vững vàng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt. Hoạt động xét xử của thẩm phán đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đội ngũ thẩm phán thiếu về số lượng chưa đảm bảo chất lượng về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị và yếu các kỹ năng bổ trợ như tin học, ngoại ngữ. Đánh giá đầy đủ, đúng đắn thực trạng đội ngũ thẩm phán trong hoạt động xét xử hiện nay để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là vấn đề quan trọng trong việc xác định những định hướng, các giải pháp, trong đó có giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho cải cách tư pháp trong thời gian tới. Nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ thẩm phán trong hoạt động xét xử, khẳng định vị trí vai trò của đội ngũ thẩm phán trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)