STT KHÓA SỐ LƯỢNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 44 - 46)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

STT KHÓA SỐ LƯỢNG

STT KHÓA SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG TRIỆU TẬP HỌC ĐỖ TỐT NGHIỆP TRƯỢT TỐT NGHIỆP GHI CHÚ 1 Khóa VII 482 469 (97,30%) 13 (2,69) 2 Khóa VIII 508 499 (98,23%) 9 (1,77%) 3 Khóa IX 407 402 (98,77%) 5 (1,23%) 4 Khóa X 433 416 (96,07%) 17 (3,93%) 5 Khóa XI 455 448 (98,46%) 7 (1,54%)

Nguồn: Học viện Tư pháp 2008.

Với số liệu thống kê, cho thấy mặc dù số lượng đào tạo tăng, nhưng chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo. Qua kết quả khảo sát thực tế ở các tòa án địa phương, đánh giá về chất lượng đào tạo thẩm phán trong mười năm qua đạt kết quả tốt. Đảm bảo mục tiêu đào tạo đã được xác định. Phần lớn học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viên Tư pháp đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đủ điều kiện các tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán. Nhiều người sau khi được bổ nhiệm thẩm phán đã trưởng thành nhanh chóng, đã và đang đảm nhiệm các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các tòa án địa phương và Tòa án nhân dân tối cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác của ngành tòa án. Bước đầu đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, trong điều kiện ở nước ta chưa có mô hình đào tạo nghề luật, lãnh đạo nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo. Trong hơn mười năm đào tạo thẩm phán, có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn một tương ứng với 9 khoá đào tạo Thẩm phán (từ khoá I đến khoá IX).

Ở giai đoạn này Chương trình được thiết kế để đào tạo riêng học viên thẩm phán. Giai đoạn hai từ năm 2007-2009 tương ứng với các khoá đào tạo nghiệp vụ xét xử X, XI,XI, Học viện đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Đoàn luật sư đã xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chung cho Thẩm phán và Kiểm sát viên. Điểm nổi bật của chương trình này là được thiết kế để đào tạo chung hai chức danh Thẩm phán và Kiểm sát viên. Ngoài các nội dung của hoạt động xét xử, các học viên Thẩm phán bước đầu còn được tiếp cận với những hoạt động nghiệp vụ kiểm sát cơ bản. Tuy nhiên chương trình này mới chỉ được triển khai áp dụng đào tạo trong hai khóa học 2005-2007 có hiệu quả. Kể từ khóa học 2008 cho đến nay không được thực hiện được vì học viên kiểm sát không còn là đối tượng đào tạo của Học viện Tư pháp. Hiện tại chương trình này đã được đã được chỉnh sửa, bổ sung và đang được áp dụng đào tạo chức danh thẩm phán.

Sau hơn mười khóa đào tạo thẩm phán cho thấy về cơ cấu chương trình đào tạo thẩm phán đã có chỉnh sửa bổ sung, đảm bảo tỷ lệ kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tiễn, kỹ năng hành nghề, phù hợp với đặc thù về đối tượng, hình thức và thời gian đào tạo thẩm phán trong 12 tháng. Phù hợp với quan điểm đào tạo hiện đại và thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu một cách hợp lý những kinh nghiệm của nước ngoài.

Về giáo trình, tài liệu, Học viện Tư pháp đặc biệt coi trọng công tác biên soạn giáo

trình, tài liệu, sổ tay nghiệp vụ, sách tham khảo. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Học viện Tư pháp đã xây dựng đủ các bộ giáo trình phục vụ đào tạo gồm: Xuất bản 46 đầu sách, trong đó giáo trình đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán, có 05 cuốn. Giáo trình của các chức danh khác như Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên. Sách chuyên khảo như Sổ tay thẩm phán, Sổ tay luật sư, Cẩm nang hội thẩm; sách hướng dẫn thực hiện

chương trình đào tạo Thẩm phán, sách hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án, các bộ ngân hàng đề thi của các chức danh, các bộ phiếu kĩ thuật.

Đặc biệt Học viện đã khai thác và biên tập 1.500 bộ hồ sơ các loại án điển hình dùng cho bài học tình huống. Đây là những hồ sơ vụ án mang tính điển hình trong thực tiễn xét xử, có nhiều tình huống phục vụ cho ý đồ sư phạm phục vụ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

Bên cạnh đó, để cập nhật kiến thức pháp luật cơ bản cho học viên, Học viện còn biên soạn và lần lượt cho xuất bản các giáo trình luật như: Giáo trình Luật Dân sự và tố tụng dân sự, giáo trình Luật Hình sự và tố tụng Hình sự, giáo trình luật Đất đai, giáo trình luật Kinh doanh, thương mại, giáo trình Luật Lao động, giáo trình Luật hành chính và tố tụng Hành chính, giáo trình Đạo đức nghề luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 44 - 46)