Áp dụng triệt để phương pháp đào tạo tích cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 60 - 62)

ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ

3.2.2.2.Áp dụng triệt để phương pháp đào tạo tích cực

Các Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều chỉ ra vấn đề phải đổi mới các phương pháp đào tạo trong hệ thống giáo dục hiện nay. Thể chế hoá những quan điểm chỉ đạo nêu trên của Đảng, Luật Giáo dục đã đưa ra định hướng đổi mới phương pháp đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Theo đó, phương pháp đào tạo phải hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Phương pháp đào tạo là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Do vậy cần quán triệt đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên kiêm chức, về vai trò, tầm quan trọng của phương pháp đào tạo tích cực, bảo đảm áp dụng hiệu quả phương pháp đào tạo tích cực trong quá trình đào tạo tại Học viện Tư pháp, tăng cường đối thoại, học theo nhóm nhỏ, toạ đàm, diễn án, sử dụng mô hình để phát huy tính sáng tạo của học viên; tổ chức hội thảo để hướng dẫn, trao đổi, thống nhất các biện pháp và quy trình áp dụng phương pháp đào tạo đến từng giảng viên. Tiến hành khảo sát, đánh giá các phương pháp hiện có, học tập kinh nghiệm của nước ngoài và các cơ sở đào tạo, trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp có thể áp dụng hiệu quả tại Học viện Tư pháp. Trong thời gian tới về việc hoàn thiện phương pháp đào tạo nghề cần tập trụng một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Việc sử dụng phương pháp đào tạo phải linh hoạt, phù hợp với tính chất của từng nội dung trong chương trình đào tạo. Đối với các bài giảng lý thuyết thì phương pháp chủ đạo nên được sử dụng là phương pháp thuyết trình. Phương pháp này có ưu điểm là đồng thời truyền đạt được lượng thông tin lớn cho nhiều học viên để đảm bảo tính thống nhất trong nội dung bài giảng, nhằm tạo mặt bằng kiến thức lý thuyết cho các học viên. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thuyết trình cũng phải tính tới các đặc thù của hoạt động đào tạo nghề. Các nội dung của bài học phải được minh họa bằng các tình huống thực tiễn sinh động. Giảng viên lên lớp cần trao đổi với học viên để cải thiện không khí lớp học, tránh tình trạng học viên hoàn toàn thụ động khi lên lớp.

Thứ hai: Cải thiện phương pháp giải quyết tình huống bằng cách xây dựng quy trình

tiến hành các giờ học tình huống và tập huấn cho đội ngũ giảng viên và học viên để học viên có thể làm chủ được phương pháp đào tạo này. Tăng cường phương pháp thảo luận theo nhóm để rèn luyện phương pháp làm việc tập thể đồng thời phát huy tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân.

Thứ ba: Kết hợp quá trình đào tạo trên lớp với quá trình tự đào tạo ở nhà bằng cách

giao các nhiệm vụ cụ thể mà học viên phải giải quyết ngoài giờ lên lớp với cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá hữu hiệu. Các nhiệm vụ mà học viên phải thực hiện ngoài giờ lên lớp có thể là : Viết tiểu luận theo đề tài có sẵn hoặc theo đề tài học viên tự chọn; viết thu hoạch nghiên cứu hồ sơ tình huống; soạn thảo các văn bản tố tụng và các loại văn bản khác....

Thứ tư: Tăng cường hiệu quả các giờ học diến án chung giữa các chức danh tư pháp.

Cần gia tăng các giờ học diễn án đóng vai. Lịch diễn án, hồ sơ diễn án và các vai diễn cụ thể của các học viên phải được công bố từ đầu khóa học theo nguyên tắc mọi học viên đều phải tham gia diễn án dưới các vai khác nhau, phù hợp với nghề nghiệp mà học viên theo học. Các buổi diễn án của học viên cần được quay bằng Video để chiếu lại cho học viên xem và rút kinh nghiệm. Các học viên trực tiếp tham gia diễn án cần viết bản thu hoạch diễn án trong đó có nhận xét về từng vai diễn và đề xuất ý kiến cá nhân về đường lối giải quyết vụ việc theo các diễn biến tại phiên tòa giả định.

Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì phải gắn với đổi mới phương pháp học của học viên. Nếu chỉ đơn phương đổi mới giảng dạy của giảng viên thì đổi mới phương pháp đào tạo không thành công. Ngoài ra cần tạo động lực để các giảng viên tham gia phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các cuộc thi giảng dạy giỏi trong nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 60 - 62)