Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 33 - 35)

giới

Công tác đào tạo luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và đối với chức danh thẩm phán nói riêng. Vì vậy, các quốc gia đều đặc biệt chú ý và quan tâm đến công tác này. Tùy thuộc vào điều kiện riêng, mỗi quốc gia có những nguyên tắc, cách thức tổ chức, phương pháp và nội dung đào tạo khác nhau. Qua phân tích kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của một số nước trên thế giới có thể giúp chúng ta thấy được những khó khăn đã hiện hữu trong mỗi mô hình đào tạo và ở một khía cạnh khác cảnh báo chúng ta khó khăn còn xuất hiện đâu đó, cần thiết phải khắc phục. Đồng thời cho ta thấy các ý tưởng về các giải pháp thay thế và hệ quả của nó. Một số bài học kinh nghịêm được rút ra từ các mô hình đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giới:

Một là: Coi các chức danh tư pháp nói chung và chức danh thẩm phán là một nghề

đặc thù đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó phải được đào tạo cơ bản về pháp luật và đặc biệt phải qua khóa đào tạo nghề trong nhà trường. Áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn học viên đào tạo chức danh thẩm phán. Mở rộng đối tượng được tham dự kỳ thi và có những quy định nghiêm ngặt về điều kiện dự thi kỳ thi tư pháp quốc gia như: bằng cấp, thâm niên công tác, độ tuổi..Sau khi được bổ nhiệm thẩm phán trong quá trình công tác phải thường xuyên được đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

Hai là: Nội dung chương trình đào tạo thẩm phán phải luôn gắn liền với hoạt động nghề nghiệp thẩm phán. Quá trình đào tạo áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại để tăng tính độc lập, sáng tạo tích cực của học viên.

Ba là: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc trong bộ máy nhà

nước nói chung và cho chức danh Thẩm phán nói riêng, để làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và là chuẩn mực để rèn luyện phấn đấu của Thẩm phán

Bốn là: Thực hiện thi tuyển vào các chức danh trong đó có chức danh thẩm phán. Quá

trình thi tuyển được tiến hành bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch công khai, khách quan

Năm là: Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với người được bổ nhiệm thẩm phán. Tôn vinh, khích lệ sự phấn đấu và nâng cao vai trò trách nhiệm của thẩm phán trong xã hội.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác nhau trong đào tạo thẩm phán là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên không có mô hình chung cho việc đào tạo thẩm phán ở tất cả các quốc gia, bởi mỗi nước có những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế văn hóa- xã hội khác nhau. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng thành công ở nước này nhưng chưa chắc áp dụng thành công ở nước khác. Tuy nhiên về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo…là những vấn đề chúng ta có thể học hỏi để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm phán ở nước ta hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)