ĐÀO TẠO THẨM PHÁN 11 khóa: 3348 ngườ
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong công tác đào tạo thẩm phán nêu trên do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tổng quát lại có thể thấy do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhận thức về vị trí vai trò của Học viện Tư pháp trong hoạt động đào tạo
các chức danh tư pháp nói chung, hoạt động đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán nói riêng, của các cấp bộ, ngành hữu quan có lúc có nơi chưa đầy đủ, thống nhất còn có tư tưởng cho rằng việc đào tạo các chức danh tư pháp là trách nhiệm riêng của Bộ Tư pháp, công tác đào tạo được coi là một chi phí tốn kém, chỉ được quan tâm mà chưa coi là một giải pháp ưu tiên then chốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với chiến lược dài hơi, đồng bộ và có chủ định.
Thứ hai: Thể chế liên quan đến công tác đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và
đào tạo thẩm phán chưa thật đầy đủ và đồng bộ, như chưa có các quy định về việc đào tạo chung ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên và luật sư, thiếu “quy chế hóa” bằng hình thức văn bản có giá trị pháp lý về cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc quy hoạch đội ngũ cán bộ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài cũng như việc triển khai hoạt động đào tạo hàng năm; về hoạt động đào tạo theo định kỳ bắt buộc (đào tạo lại); về
đánh giá sử dụng cán bộ sau quá trình được đào tạo; về luân chuyển giảng viên, về quyền của học viên được thực hiện một số hoạt động tố tụng trong thời gian thực tập tại cơ quan tòa án… cũng như việc triển khai chưa đồng bộ thiếu sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để công tác đào tạo thẩm phán đạt mục tiêu và hiệu quả.
Thứ ba: Nguồn học viên được cử đi học hàng năm trình độ không đồng đều, tỷ lệ tốt
nghiệp đại học luật hệ chính quy còn thấp hệ chính quy chiếm 34,5%; hệ tại chức chiếm 51,11%; mở rộng 11,03%; chuyên tu 2,67%; đào tạo từ xa 0,4%. Độ tuổi của nhiều học viên khá cao. Đối tượng học viên đào tạo thẩm phán không thi tuyển mà là cử tuyển từ phạm vi biên chế của cơ quan tòa án, nên chưa lựa chọn được những người thật sự giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt để đào tạo nguồn bổ nhiệm cho chức danh thẩm phán. Học viên là những người đã qua thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, bên cạnh có những kỹ năng nghề nghiệp tốt thông qua học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, còn nhiều cách làm theo thói quen không chính quy, chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiều học viên tốt nghiệp đại học từ lâu, quá trình công tác không được bồi dưỡng thường xuyên nên nhiều kiến thức mới không được cập nhật. Điều này gây trở ngại nhất định cho việc tiếp thu kiến thức mới.
Thứ tư: Chưa có chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng
nhiệm vụ được giao; chưa có cơ chế khuyến khích hoặc điều động các chức danh tư pháp giỏi, có nhiều kinh nghiệm về làm giảng viên cho Học viện hoặc luân chuyển và đào tạo giảng viên cơ hữu trong môi trường thực tế nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên cơ hữu và phương pháp sư phạm cho giảng viên kiêm chức tuy được tiến hành khá thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao.
Thứ năm: Cơ quan quản lý đào tạo và Học viện tư pháp chưa xây dựng được phương
pháp và chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo, mới chú trọng đến việc mở lớp mà chưa coi trọng việc tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả.
Thứ sáu: Kinh phí đầu tư cho đào tạo còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập tuy đã có nhiều cải thiện nhưng chưa tương xứng với nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, cũng như việc áp dụng các phương pháp đặc trưng của đào tạo nghề.
Trên đây là những nét khái quát về thực trạng công tác đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp hơn mười năm qua. Đánh giá kết quả đào tạo thẩm phán trong thời gian qua cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như mục tiêu đào tạo; quan điểm chỉ đạo phát triển đào tạo của Đảng và nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đào tạo thẩm phán đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc cải cách tư pháp. Đào tạo thẩm phán là một mô hình đào tạo nghề mới ở nước ta, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo của mình, Học viện Tư pháp phải vừa tìm tòi, vừa rút kinh nghiệm, với tỷ lệ đầu tư bình quân trên đầu người cho đào tạo thẩm phán ở mức còn hạn chế, cùng với năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, môi trường đào tạo; thể chế quản lý... của đào tạo như hiện nay, những hạn chế, bất cập về chất lượng đào tạo thẩm phán là khó tránh khỏi. Chúng ta chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của nó là cơ sở thực tiễn xác định các phương thức khắc phục, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động đào tạo thẩm phán trong thời gian tới, một yêu cầu mang tính khách quan. Tất cả những điều đó cho thấy cần phải tích cực, khẩn trương xây dựng kế hoạch đổi mới về đào tạo thẩm phán đảm bảo về số lượng đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp của ngành tòa án.
Chương 3