Thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm tái định cư, xác định các phương án sản xuất phù hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 107 - 131)

- Hai là, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế các vùng tái định cư

3.2.6. Thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm tái định cư, xác định các phương án sản xuất phù hợp

định cư, xác định các phương án sản xuất phù hợp

Để thực hiện tốt giải pháp này, các cấp uỷ cần tập trung lãnh đạo việc hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư; xử lý các vướng mắc trong công tác đo đạc địa chính phục vụ cho công tác thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm cơ sở tính toán giá trị bù chênh lệch, hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ tái định cư. Đôn đốc các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu đảm bảo phục vụ kịp thời cho kế hoạch chuyển và đón dân.

Chỉ đạo làm tốt công tác giải phóng mặt bằng tại các khu tái định cư ngay từ sau khi quy hoạch chi tiết được duyệt để lập các dự án thành phần. Giao cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố, xã, bản, tiểu khu chịu trách nhiệm về công tác này, có sự hỗ trợ của chủ đầu tư và các doanh nghiệp bằng các biện pháp tuyên truyền vận động, kinh tế, tài chính để giải phóng mặt bằng kịp thời phục vụ tiến độ đầu tư xây dựng khu tái định cư và di chuyển dân của tỉnh.

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cùng với điều chỉnh lại đất sản xuất theo hướng dồn điền, đổi thửa và thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nghị quyết Trung ương Bảy (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song song đó, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư, triển khai kịp thời các dự án thành phần, trong đó chú trọng việc xây dựng các công trình phải bảo đảm phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Ưu tiên thực hiện trước các dự án đầu tư sản xuất nông - lâm nghiệp (Chuồng trại chăn nuôi, đồng cỏ, nương chè, rừng kinh tế, giống cây trồng, con nuôi...) nhằm tạo địa bàn sản xuất trước khi đón dân và khi dân đến phải khẩn trương chia đất và hướng dẫn để bắt tay ngay vào sản xuất. Việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư về sản xuất phải gắn với doanh nghiệp bà đỡ ở từng khu tái định cư; thông qua xây dựng các trạm, trại trung tâm, làm các dịch vụ giống, chuyển giao kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân ưu tiên khi đấu thầu hay chỉ định thầu xây dựng kết cấu hạ tầng cho các doanh nghiệp ứng vốn trước để lập quy hoạch và thiết kế các dự án tích cực hỗ trợ làm bà đỡ cho các khu tái định cư.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện đồng bộ với nhà ở khu dân cư. Các công trình được đầu tư phải đúng trình tự quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước; tăng cường giám sát để đảm bảo chất lượng các công trình. Thực hiện công khai các dự án đầu tư đối với cơ sở, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư, xây dựng. Đặc biệt chú trọng công tác quản lý, bảo dưỡng, khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình được bàn giao sau đầu tư.

Công tác quy hoạch phải xuất phát từ thực tế, được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với những diễn biến của tình hình. Chỉ trên cơ sở có quy hoạch, quy hoạch có chất lượng, có căn cứ khoa học mới có các quyết định đầu tư đúng đắn, có hiệu quả. Đồng thời, quy hoạch cũng là cơ sở để triển khai thực hiện nhanh các chương trình, dự án, rút ngắn thời gian xét duyệt, thời gian giao đất cho dự án. Cùng với nâng cao chất lượng quy hoạch, tránh quy hoạch treo, quy hoạch hình thức, cần kiên quyết trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch, không phê duyệt các dự án không có, không phù hợp với quy hoạch, không giao đất đã quy hoạch để sử dụng vào việc khác.

Ban quản lý dự án di dân, tái định cư đề cao trách nhiệm phối hợp với ngành nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất theo quy hoạch chung của huyện, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, triển khai các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển bền vững theo phương châm dân sở tại trồng cây gì, nuôi con gì, thì dân tái định cư phát triển các loại cây, con đó.

Các huyện, thành phố thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý về quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư, đảm bảo chất lượng, làm cơ sở cho việc hoạch định, xây dựng đề án ổn định dân cư vùng tái định cư và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2015-2020. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với giám sát tiến độ, chất lượng thi công các công trình hạng mục tại các điểm tái định cư nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện.

Tổ chức di dân, tái định cư gắn với xây dựng bản mới, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với khả năng và xu hướng phát triển lực lượng sản xuất, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tạo ra giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng những mô hình tái định cư về nhà ở, về sản xuất và kết cấu hạ tầng phù hợp với phong tục tập quán đồng bào các dân tộc và điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu từng nơi, theo định hướng của Trung ương và của tỉnh; coi trọng việc lấy ý kiến góp ý của cán bộ và nhân dân ở các vùng phải di dời cũng như ở vùng quy hoạch khu tái định cư đối với các phương án tái định cư.

Xây dựng các phương án tái định cư về nhà ở, sản xuất và kết cấu hạ tầng phù hợp với tập quán và bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu với cơ chế tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát; huyện giúp đỡ xã, bản làm quy hoạch và đầu tư để tiếp nhận dân; xã làm chủ đầu tư là chính và tổ chức thực hiện, nhất là đối với hình thức tái định cư xen ghép.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển toàn diện sự nghiệp văn hoá, giáo dục và đào tạo nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Cụ thể, tại mỗi bản, mỗi khu dân cư tái định cư trong địa bàn xã (50 hộ trở lên) sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà văn hóa thôn bản có diện tích trung bình 100 m2, 1-2 lớp học cắm bản diện tích 120 m2, 1 nhà trẻ mẫu giáo diện tích 120 m2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện điều kiện đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường các hoạt động văn hoá, xã hội cho cộng đồng dân cư. Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, quan tâm đầu tư các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu nâng cao chất lượng đời sống về mọi mặt cho nhân dân.

Đẩy mạnh công tác giao đất, đảm bảo cho 100% các hộ dân tái định cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sản xuất giúp nhân dân lựa chọn và phát triển các mô hình sản xuất phù hợp nhằm ổn định đời sống, tăng thu nhập cho cho các hộ tái định cư sau khi kết thúc thời gian hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch các khu, điểm tái địng cư, các cấp uỷ đảng cần lãnh đạo đề ra các phương hướng phát triển các ngành sản xuất một cách phù hợp:

- Về nông nghiệp:

Trước mắt tập trung thâm canh cây lương thực, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển cây ăn quả. Phát huy thế mạnh về chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc, đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài khu vực. Trong đó, về sản xuất lương thực phải đảm bảo an toàn lương thực, ổn định diện tích trồng lúa nước và ngô, đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao, tăng diện tích trồng sắn, đưa giống sắn mới vào sản xuất để nâng cao năng suất. Mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc và các loại cây thực

phẩm như rau, đậu các loại nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong xã và trong vùng. Trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, mơ, mận, xoài... Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả, tuyển lựa, sản xuất cung ứng giống nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất có sản phẩm hàng hoá với giá trị cao. Phát huy tốt lợi thế, hình thành các vùng chăn thả dưới tán rừng để phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê...). Cải tạo dần đàn bò địa phương, tạo ra đàn bò mới có năng suất và chất lượng cao. Cải tạo đàn lợn theo hướng nạc, tăng nhanh số lượng gà vịt, thử nghiệm đưa gà vịt công nghiệp vào chăn nuôi ở các hộ gia đình. Xây dựng mới và cải tạo các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích đất ruộng trồng lúa nước, cải tạo tăng vụ đối với diện tích đất ruộng hiện có.

- Về lâm nghiệp:

Thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Từ lợi thế đất có độ phì khá, khả năng tái sinh rừng rất lớn bởi vậy hướng chính để phát triển vốn rừng là khoanh nuôi bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp với việc trồng rừng theo các chương trình dự án để phủ xanh đất trống đồi trọc. Quản lý chặt chẽ việc khai thác vận chuyển và kinh doanh lâm sản, gắn việc phát triển bảo vệ rừng với công tác định canh, định cư. Chấm dứt nạn phá rừng làm nương, hạn chế việc sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày trên đất dốc.

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Phát triển mạnh chế biến nông sản, xay sát lương thực, chế biến thức ăn gia súc. Đồng thời phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công các công trình tái định cư trên địa bàn xã. Tiếp tục phát triển các ngành thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, may mặc, rèn, mộc... nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ và dần tạo thành sản phẩm hàng hoá.

- Về dịch vụ thương mại:

Xây dựng chợ, phát triển mạng lưới thương nghiệp tại trung tâm xã mới để thúc đẩy giao lưu hàng hoá, cung ứng các mặt hàng thiết yếu, thu mua nông, lâm sản cho nhân dân, cung ứng vật tư cho sản xuất trên địa bàn. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh dịch

vụ để phục vụ hàng hoá cho nhu cầu của nhân dân cũng như các đơn vị thi công các hạng mục đầu tư trên địa bàn xã.

Tổng quát lại, công tác di dân, tái định cư sẽ tạo ra nhiều thời cơ và vận hội lớn

để tỉnh Sơn La phát triển, nhưng cũng sẽ là thách thức không nhỏ đối với công tác lãnh đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền. Chính vì vậy, phải có những giải pháp thực hiện thực sự hiệu quả như đã trình bày trên đây. Trong các giải pháp đó chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những vấn đề khát quát là:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia tiến hành công tác di dân, tái định cư. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trực tiếp thực hiện thực hiện công tác di dân, tái định cư.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức vận động đồng bào các dân tộc thuộc diện di dân, tái định cư. Tăng cường sự đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tham gia thực hiện công tác di dân, tái định cư.

Khó khăn, thách thức đặt ra đối với Sơn La trên con đường phát triển còn rất lớn, nhưng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, với những tiềm năng to lớn, những thành tựu và kinh nghiệm đã có, với thời cơ do xây dựng công trình thủy điện lớn của quốc gia trên địa bàn tạo ra, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, chắc chắn Sơn La sẽ đẩy nhanh tốc độ và chất lượng phát triển kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở về sử dụng các nguồn ngân sách, kinh phí hỗ trợ di dân, tái định cư:

Thông báo để dân biết những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ; Nghị

quyết của cấp ủy, HĐND, UBND các cấp liên quan đến công tác bồi thường, di dân, tái định cư, kế hoạch sử dụng các khoản huy động dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng; kết quả thực hiện các chương trình và dự án do nhà

nước và tổ chức tài trợ trực tiếp cho xã; chủ trương và kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất; kết quả bình xét các hộ nghèo, các hộ có công với cách mạng; chính sách đền bù hỗ trợ di chuyển, quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm; kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ việc tiêu cực.

Những việc dân bàn: các giải pháp tổ chức thực hiện công tác bồi thường, di dân,

tổ chức sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Những việc dân tham gia ý kiến, chính quyền xã nơi ở mới quyết định: chính sách

hỗ trợ các phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề; phương án quy hoạch khu dân cư, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, tái định cư; giải quyết việc làm cho người lao động.

Những việc dân giám sát, kiểm tra: Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có); quá trình tổ chức thực hiện dự án, kết quả thu và quyết toán công trình do dân đóng góp; các chương trình, dự án do ngân sách Nhà nước đầu tư hoặc các tổ chức tài trợ trực tiếp cho xã; quản lý và sử dụng đất đai tại xã; kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực có liên quan đến dự án; việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi.

KếT LUậN

Nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng là kết quả của quá trình nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Công trình Thuỷ điện Sơn La có quy mô công suất vào loại lớn nhất trong khu vực Đông Nam á. Đây là một công trình đa mục tiêu, có hiệu ích tổng hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế của cả nước và của cả vùng Tây Bắc, góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Xây dựng công trình là vận hội to lớn có tính lịch sử đối với các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, là thời cơ lớn nhưng cũng là thách thức lớn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sắp xếp lại lao động dân cư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập các yếu tố cơ bản để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 107 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)