Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia tiến hành công tác di dân, tái định cư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 96 - 101)

- Hai là, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế các vùng tái định cư

3.2.3.Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia tiến hành công tác di dân, tái định cư

La.

Để hoàn thành nhiệm vụ di dân tái định cư, yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở phải tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ còn lại lựa chọn điểm tái định cư và khẩn trương ký cam kết di chuyển; vận động nhân dân sở tại, phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ các hộ tái định cư. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án và chi trả vốn bồi trường hỗ trợ cho nhân dân; xây dựng, lập phương án sản xuất theo quy hoạch chi tiết; tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, tạo điều kiện cho bà con ổn định đời sống và sản xuất.

3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia tiến hành công tác di dân, tái định cư tác di dân, tái định cư

Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở các khu, điểm tái định cư Thuỷ điện Sơn La, tăng cường các biện pháp quản lý hộ tịch, hộ khẩu; giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đối với các tổ chức kinh tế:

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, động viên, hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, đúng hướng; đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX bằng các hình thức phù hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. Kiện toàn tổ chức, đổi mới công tác quản lý, công nghệ, thiết bị và lành mạnh hóa tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động các

doanh nghiệp sau khi được đổi mới; nghiên cứu thành lập doanh nghiệp cổ phần mới có sự tham gia góp vốn của Nhà nước trong một số lĩnh vực cần thiết của tỉnh.

Tích cực thực hiện rà soát tình hình sử dụng đất của các nông trường, lâm trường, đề ra các phương án sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý để xây dựng đề án, sắp xếp, đổi mới sao cho nông, lâm trường thực sự là các trung tâm kinh tế, trung tâm khoa học - công nghệ hỗ trợ, giúp đỡ hộ nông dân, trung tâm văn hóa trong khu vực đồng bào các dân tộc.

Khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ (về vốn, giống, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kể cả bằng việc thu hút các doanh nghiệp làm đầu tầu trong liên kết "4 nhà") để phát triển kinh tế hộ của đồng bào các dân tộc, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế trang trại trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng và bảo vệ rừng...

Đổi mới, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, các tổ hợp tác sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đổi mới các hợp tác xã cả về tổ chức và phương thức hoạt động; giải thể các hợp tác xã mang tính hình thức, thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tác sản xuất theo mô hình mới.

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn (2006-2010), Chương trình hỗ trợ các bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 3665/QĐ-UB, Quyết định 177 của UBND tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở các cấp chủ động, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ di dân, tái định cư:

Mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh và phối hợp giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhân dân, vận động nhân dân tự nguyện di dời để giải phóng mặt bằng phục vụ quy hoạch tái định cư; thường xuyên giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện.

Thực hiện việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về lãnh đạo công tác bồi thường, di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La. Chỉ đạo, vận động các tổ chức thành viên, hội viên thực hiện có kết quả nhiệm vụ bồi thường, di dân, tái định cư trên địa bàn tỉnh… Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân và đề xuất với cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự án tái định cư thủy điện Sơn La. Hướng dẫn các tổ chức thành viên tổng hợp, lập danh sách các đoàn viên của nơi di chuyển và làm thủ tục bàn giao đoàn viên cho các tổ chức nơi đón nhận tái định cư đảm bảo quyền lợi cho các đoàn viên khi đến nơi ở mới.

Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh kiện

toàn tổ chức mình từ tỉnh tới cơ sở, chú ý tới đội ngũ làm công tác tuyên huấn. Xây dựng nội dung, kế hoạch và chỉ đạo tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình về công tác di dân tái định cư trong phạm vi toàn tỉnh. Tham gia phản biện và đề xuất ý kiến nhằm bổ sung hoàn thiện các văn bản do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế, như: công tác quy hoạch, các cơ chế chính sách, công tác tổ chức thực hiện. Kiểm tra việc chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở quy định tại mục 3, điều 12, Quyết định số 57/2005/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Đôn đốc, kiểm tra công tác tập huấn cho cán bộ cấp xã, bản nơi có dân di chuyển đi, chuyển đến.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện các huyện, thành phố tập trung

cao chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chăm lo đời sống nhân dân Tại các khu, điểm tái định cư; vận động nhân dân sở tại đoàn kết, sẵn sàng nhường đất, ngày công lao động vận chuyển vật liệu, dựng lán ở tạm và làm nhà ở.

Tổ chức vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La và tuyên truyền theo các nội dung, kế hoạch của ban tuyên giáo huyện ủy. Tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, bản, các tổ tuyên truyền về nội dung công tác tuyên truyền nhiệm vụ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn các tổ chức cả nơi dân đi và nơi dân đến. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã trong việc kiện toàn tổ chức mình cả nơi dân đi và nơi dân đến. Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định tại

mục 3, điều 12, Quyết định số 57/2005/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh. tổng hợp các ý kiến kiến nghị của nhân dân báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã tham gia các ban quản lý cấp

xã, các tổ tuyên truyền tại cơ sở. Chỉ đạo các bản thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, chú trọng tới việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước của bản. Vận động giúp đỡ các bản, các hộ gia đình thực hiện tốt nhiệm vụ tái định cư. Tham gia thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức chính quyền, đảng, đoàn thể cơ sở cả nơi dân đi và nơi dân đến. Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, huyện thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư. Tổng hợp phản ánh các kiến nghị đề xuất của cơ sở với các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Các tổ tuyên truyền viên cơ sở ở mỗi bản, tiểu khu, tổ dân phố có dân đi và dân tái

định cư thành lập một tổ tuyên truyền, do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập, thành phần gồm: một đồng chí cán bộ xã làm tổ trưởng, đồng chí bí thư chi bộ (hoặc trưởng bản) làm tổ phó, thành viên là các đồng chí trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội của bản, và một số đồng chí có uy tín, có năng lực trong vận động tuyên truyền, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước về di dân tái định cư tham gia.

Thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh, vừa tạo việc làm, vừa đóng góp một phần sức lực, trí tuệ tuổi trẻ vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thực hiện thắng lợi công tác di dân tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện Sơn La và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các lực lượng vũ trang, quân đội, công an: Xây dựng bộ máy hoạt động của Ban

điều hành theo hướng tinh gọn, hiệu quả; duy trì và thực hiện nghiêm kỷ luật quân đội, quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường củng cố mối quan hệ đoàn kết nội bộ; chủ động xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, huyện đội, công an để phối hợp giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn đóng quân, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Thường xuyên chăm lo công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt. Tập trung giải quyết giảm thiểu các vấn đề xã hội

bức xúc, nhất là tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý. Duy trì và nâng cao hiệu quả cuộc vận động Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

ban chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã xây dựng phương án cụ thể để thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng, xây dựng Khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đảm bảo sẵn sàng chiến đấu; đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị- xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và dập tắt mọi âm mưu và hành vi phá hoại của các thế lực thù địch.

Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu kích động gây chia rẽ khối đoàn kết thống nhất dân tộc, gây mất ổn định chính trị của chủ nghĩa đế quốc và thế lực phản động. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng.

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị và trình độ ngày càng cao, luôn sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, biết phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh chống các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động và phần tử xấu, giữ gìn trật tự, trị an. Nâng cao chất lượng diễn tập, luyện tập. Diễn tập, luyện tập phải sát với tình hình thực tế địa phương, sát với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện dự án tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc gia, làm đường vành đai biên giới. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Đối với công tác xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ, đảng viên trực tiếp thực hiện công tác di dân, tái định cư:

Trên cơ sở Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 20/7/2002 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về quy hoạch, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh xã, phường,

thị trấn, hằng năm, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng công chức, viên chức nói chung và con em đồng bào các dân tộc nói riêng, cử con em dân tộc thiểu số đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề... Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh chú trọng công tác sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, đã bố trí những cán bộ đủ đức, đủ tài vào nhiều cương vị lãnh đạo tại các địa phương, đơn vị phụ trách công tác di dân, tái định cư, các Ban quản lý dự án di dân, tái định cư cấp huyện. Những cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia công tác di dân, tái định cư phải phát huy được vai trò trách nhiệm trước đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc mà chính họ còn là những người hiểu biết sâu sắc về văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình, của địa phương.

Trong thời gian tới, Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số theo chế độ cử tuyển, với mô hình đào tạo lồng ghép giữa đào tạo văn hoá và đào tạo chuyên môn, giữa đào tạo chuyên môn với bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ xã, phường, thị trấn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức quản lý nhà nước theo pháp luật cho cán bộ thôn, bản; tích cực mở rộng liên kết đào tạo đại học cho học sinh các dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ cho các xã vùng 2, vùng 3; bổ sung kinh phí đào tạo từ 7 tỷ lên 9 tỷ đồng/năm để mở rộng công tác đào tạo nguồn cán bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 96 - 101)