- Cơ chế đối với cuộc di dân khổng lồ này còn một số điểm chưa hoàn chỉnh Công tác quy hoạch, nội dung quy trình thẩm định và cả đơn giá phê duyệt vẫn bị thay
2.1.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo công tác tái định cư Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn
cạnh những mặt tích cực, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn những hạn chế cần phải nghiêm khắc sửa chữa, chấn chỉnh kịp thời, cụ thể là:
- Các dự án tái định cư trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là việc triển khai chậm tiến độ các công việc có liên quan, trước hết là tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư. Biểu hiện như tiến độ hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết sau khi được tỉnh phê duyệt để đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Nhà nước được các chủ đầu tư triển khai hoàn thành quá chậm và đến nay hầu hết các khu, điểm tái định cư chưa có hồ sơ quy hoạch hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án và lưu trữ.
- Theo báo cáo thực tế của các vùng tái định cư trong tỉnh, tiến độ lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư, công tác thống kê, kiểm điểm, áp giá, thẩm định và phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ còn chậm; tại các khu, điểm đã quy hoạch chi tiết việc lập hồ sơ pháp lý sau phê duyệt của các chủ đầu tư chưa theo kịp yêu cầu của Chính phủ đề ra.
- Công tác kiểm tra, thẩm định hộ tái định cư hợp pháp và không hợp pháp của các ngành chậm, do đó tiến độ di chuyển dân chậm theo, không đúng kế hoạch đề ra.
- Các công trình xây dựng tại các khu, điểm tái định cư và công trình phục vụ tái định cư được thực hiện còn chậm so với tiến độ dự án được phê duyệt; trong quá trình quản lý, thực hiện các dự án đầu tư còn có thiếu xót, nhất là giai đoạn thực hiện đầu tư, từ khâu khảo sát thiết kế, đấu thầu, quản lý thi công; công tác nghiệm thu khối lượng, thanh toán các công trình ở một số phần việc chưa đảm bảo theo quy định của Nhà nước, qua kiểm toán phải giảm trừ thanh toán; công tác giám sát còn hạn chế, nhật ký thi công và nhật ký giám sát ở một số công trình còn thiếu; công tác phân loại lưu trữ hồ sơ chưa khoa học; tiến độ thi công còn chậm so với hợp đồng.
- Một số quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với đặc điểm sinh sống, phong tục tập quán của người dân, không giải quyết được nhu cầu phát triển chăn nuôi kinh tế vườn mà đây là đặc trưng kinh tế hộ nông dân, nông thôn miền núi. Bên cạnh đó, năng lực xây dựng quy hoạch chi tiết của địa phương còn nhiều hạn chế; Ban chỉ đạo nhà
nước về di dân, tái định cư và các bộ ngành liên quan chưa phát huy hết trách nhiệm... Ngoài ra, qua công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội còn cho thấy chất lượng nền móng tại một số điểm tái định cư rất thấp.
- Về tiến độ hoàn thiện các công trình xây dựng tại khu trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh còn chậm và hầu hết đang trong tình trạng thực hiện dở dang, gây ảnh hưởng khó khăn trực tiếp đến nơi ở, nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị và cá nhân.
- Chương trình di dân khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La không chỉ chậm chạp về tiến độ, mà ngay cả những nơi đã tái định cư thành công, hàng ngàn hộ dân đang phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ từ huyện đến cơ sở trong công tác tái định cư chưa được quan tâm đúng mức, biểu hiện như công tác giám sát các chương trình, dự án có nơi còn buông lỏng, chưa phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn; phương án phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư chưa có hướng dẫn cụ thể, còn nhiều vướng mắc về đền bù đất cho các hộ tái định cư, tiến độ triển khai và hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng các dự án thành phần còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
- Việc giao đất sản xuất cho người dân chậm; các hộ dân đều thấy chưa yên tâm về cuộc sống mới, không rõ hướng sản xuất, làm kinh tế trong thời gian tới thế nào. Công tác triển khai đo đạc, thống kê, áp giá đền bù, thu hồi đất sản xuất tại các điểm tái định cư còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc xử lý của Ban quản lý dự án di dân tái định cư còn lúng túng chưa có biện pháp hiệu quả. Những số liệu sau cho thấy sự chậm trễ này, UBND các huyện, Thành phố đã giao đất sản xuất đến hộ cho 1.547/3.728 hộ tái định cư tập trung nông thôn ngoại xã, ngoại huyện (Thành phố Sơn La: 171/258 hộ; Mai Sơn: 342/495; Mường La: 303/382 hộ; Thuận Châu: 59/645 hộ; Sông Mã: 44/367 hộ; Mộc
Châu: 390/658 hộ; Yên Châu: 238/340 hộ; Quỳnh Nhai: 0/583 hộ), hiện đang tiến hành
đo đạc địa chính làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất. Số hộ còn lại cũng đã được tạm giao đất để sản xuất kịp mùa vụ.