DI DÂN, TáI ĐịNH CƯ TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY
3.1.1.2. Những khó khăn
Một là, khó khăn tác động từ phía các chủ thể: công tác tái định cư là công tác
cần được tập trung nhiều nhất sau các đợt di chuyển các hộ dân, nhằm ổn định đời sống nhân dân lâu dài. Nếu các cấp, các ngành không tiếp tục quan tâm thường xuyên và kịp thời theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước sẽ gây tâm trạng hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân tái định cư. Người dân tái định cư sẽ không yên tâm với nơi ở mới và sẽ quay lại nơi ở cũ, hoặc gây tâm lý muốn di vén tại các đầu đi không chấp hành nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước. Công tác chỉ đạo khắc phục khuyết điểm, yếu kém của các đơn vị, tổ chức trúng thầu dự án thành phần chưa kịp thời, vẫn còn hiện tượng tư vấn thiếu năng lực về lập quy hoạch chi tiết, các tổ chức thi công thiếu nhân lực, nhân công xây dựng các điểm tái định cư, dẫn đến công tác xây dựng các dự án thành phần sẽ không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Hai là, khó khăn, tác động đến điều kiện sản xuất, môi trường sinh thái: do xây
dựng các công trình thủy điện trong toàn tỉnh, trong đó có công trình Thủy điện Sơn La, nên diện tích các loại đất bị thu hẹp, dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 299.000 ha. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, hiện đang sử dụng bình quân đầu người 0,2 ha. Trong đó, đất cho sản xuất lương thực là 0,16 ha riêng ruộng nước bình quân chỉ có 0,017 ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra con số 8.107 ha diện tích đất nông nghiệp bị mất, trong đó đất chuyên trồng lúa là 1.810 ha, đất trồng màu là 2.186 ha. Tổ chức di dân, tái định cư đặt ra yêu cầu phải mở đường đến các điểm tái định cư. Các điểm tái định cư có điều kiện tự nhiên rừng, đất sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp rất đa dạng, phong phú nếu không được khai thác sử dụng có kế
hoạch và giữ gìn môi trường sinh thái sẽ dẫn đến việc phá hoại tài nguyên thiên nhiên, nhất là vấn đề giữ gìn rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ chống thiên tai, chống các loại dịch bệnh.
Ba là, các yếu tố tác động về văn hóa - xã hội: Theo báo cáo của các vùng tái
định cư, dự báo tại các khu, điểm tái định cư dân số có tăng thêm rất nhanh, điều đó sẽ kéo theo nhiều nhu cầu về ăn, ở, mặc, đất đai sản xuất, chăm sóc sức khỏe, học hành, nhu cầu hưởng thụ, giữ gìn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nhu cầu bảo đảm cuộc sống an toàn về an ninh kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền nhân dân sở tại và của tỉnh, của Trung ương phải tiếp tục thực hiện, giải quyết các bài toán hậu tái định cư. Nhất là trong nội dung, phương thức lãnh đạo công tác tái định cư cần phải đổi mới phù hợp với những thực tiễn phát sinh ở cơ sở. Vấn đề xây dựng các điểm sáng văn hóa tái định cư, sẽ cần phải có thời gian lâu dài.
Bốn là, các yếu tố tác động từ việc thực hiện chế độ, chính sách: Chế độ chính
sách của Nhà nước đối với đồng bào di dân, tái định cư còn một số bất cập nhưng chưa được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời cho phù hợp với thực tế ở cơ sở. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền và lòng tin của nhân dân đối với công tác tái định cư. Người dân sở tại phải nhường một phần đất cho người dân mới đến tái định cư, sự chuyển nhượng đất được dựa trên cơ sở chính sách bồi thường của Nhà nước, nhưng do sự chậm trễ về thủ tục hành chính nên họ chưa giao đất cho người dân mới đến tái định cư, trong khi đã đến vụ gieo trồng. Vì thế, công tác di dân, tái định cư rất cần sự quan tâm đầu tư kịp thời của Nhà nước về chính sách đền bù, nhưng trong hoàn cảnh nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, do giá cả tăng cao đột biến nên các chính sách đầu tư đền bù thường không đáp ứng kịp thời, người dân không hiểu biết hoặc không thông cảm cho những khó khăn đó sẽ dễ gây dư luận xấu trong xã hội, một bộ phận nhân dân sẽ không tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Thực tế còn cho thấy, người dân tái định cư chuyển đến nơi ở mới chưa thể hòa nhập với tập quán sản xuất mới, nên rất cần đến sự hỗ trợ từ các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước ít nhất là một đến hai năm.
Bốn là, yếu tố tác động về quốc phòng - an ninh: Di dân, tái định cư là nhiệm vụ
mới quan trọng, toàn diện và nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt của đời sống, trong đó có an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Tình hình an ninh, quốc phòng còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp như vượt biên trái pháp luật, tàng trữ, vận chuyển, trao đổi, mua, bán các chất ma túy. Trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước dễ bị kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền, kích động những tư tưởng trái với nền tảng tư tưởng của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc gây nên những hiện tượng bất ổn chính trị - xã hội. Việc Nhà nước chưa thanh toán kịp thời các giá trị bồi thường về di dân, tái định cư, hoặc các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nước sinh hoạt, công trình thủy lợi, cầu đường về tiến độ triển khai xây dựng rất chậm so với kế hoạch đề ra do còn nhiều bất cập trong quản lý đầu tư xây dựng... dễ dẫn đến sự tiêu cực trong tư tưởng, trong phát ngôn và hành vi của một bộ phận nhân dân.
Năm là, yếu tố tác động từ đối tượng lãnh đạo: Đến nơi ở mới, người dân tái
định cư mang theo hành trang cuộc sống của họ là những thói quen tập quán sản xuất nhỏ, công cụ thô sơ chưa hiện đại hóa, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, nhưng trong điều kiện sống ở nơi ở mới bà con phải làm quen với nề nếp sản xuất mới, trồng cây mới, nuôi con mới. Trình độ lao động chưa được qua đào tạo, thậm chí chưa được phổ biến cụ thể những kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất mới. Vì vậy, công tác tái định cư gặp nhiều khó khăn, rất khó để đổi mới tư duy sản xuất, tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tại địa bàn tái định cư theo hướng sản xuất hàng hoá.