Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ của Viện Khoa học xã hội xuất bản năm 1997, do Hoàng Phê chủ biên:
"Công tác" là công việc của Nhà nước hoặc của đoàn thể, trong đó mỗi viên chức
"Di dân" là đưa nhân dân từ nơi ở cũ dời đến các vùng, miền, địa phương khác để
sinh sống [31, tr.533].
Như vậy, theo nghĩa đen có thể hiểu: công tác di dân là một công việc của nhà
nước, đoàn thể đưa dân di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới.
Tuy nhiên, công tác di dân là một loại công tác đặc biệt, do các chủ thể là các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội tác động tới những người dân đang sinh sống tại nơi ở cũ, sự tác động đó ảnh hưởng toàn diện tới những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần ổn định như: nhà ở, tài sản vật chất, thói quen, tập quán sinh sống, canh tác, tâm lý, tình cảm… Di dân là đưa nhân dân từ nơi ở cũ dời đến sinh sống ở nơi ở mới theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Do vậy, công tác di dân không đơn giản chỉ là di chuyển người dân ở nơi ở cũ đến nơi ở mới, mà thực chất đó là một dạng của công tác vận động quần chúng theo nghĩa rộng, với đầy đủ nội dung, ý nghĩa của công tác này.
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng công trình Thủy điện Sơn La tháng 12 năm 2005, theo kế hoạch di dân đến năm 2010 sẽ có khoảng 12.479 hộ tương đương với gần 7 vạn dân phải di chuyển bắt buộc đến nơi ở mới. Dân cư bị ảnh hưởng bởi công trình thủy điện này gồm 7 dân tộc: dân tộc Thái chiếm 88,14%; dân tộc La Ha chiếm 5,36%; dân tộc kinh chiếm 2,34%; dân tộc Khơ Mú chiếm 3,42% và dân tộc Kháng chiếm 0,7%. Chủ yếu là dân tộc thiểu số tập trung ở 3 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Mường La. Trong đó, toàn bộ thị trấn huyện Quỳnh Nhai sẽ phải di chuyển đến nơi định cư mới Phiêng Lanh, cách địa điểm cũ 32 km. Các cơ quan lãnh đạo Đảng bộ huyện đều ở thị trấn huyện Quỳnh Nhai gồm huyện ủy, HĐND - UBND huyện, MTTQ cùng các tổ chức đoàn thể chính trị theo đó cũng phải di chuyển đến địa điểm mới này.
Thực hiện việc di dân để giải phóng mặt bằng thi công và tích nước cho công trình Thủy điện Sơn La theo thiết kế là một nhiệm vụ hết sức to lớn, khó khăn, phức tạp đối với toàn Đảng bộ tỉnh, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải triển khai nhiều hoạt động của các tổ chức và sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp với nhau và giữa các tổ chức chính trị ở địa phương với từng hộ dân, giữa các tổ chức trong hệ thống
chính trị, người dân với các ban quản lý dự án, ban di dân, tái định cư…. Bằng nhiều phương thức, cách thức tác động khác nhau của các tổ chức đối với người dân nhằm mục đích đưa những hộ dân thuộc diện phải di chuyển chấp thuận, tự nguyện tự giác di chuyển đến nơi ở mới, giải phóng mặt bằng, vùng ngập nước để thi công công trình.
Như vậy, có thể quan niệm: công tác di dân là một loại hình đặc thù của công tác
vận động quần chúng, bao gồm các biện pháp tác động của các tổ chức có trách nhiệm đối với người dân và tổ chức di chuyển dân cư từ nơi ở cũ đến nơi ở mới theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
Từ quan niệm trên cho thấy, công tác di dân Thuỷ điện Sơn La là một loại hình đặc thù của công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh Sơn La, gồm toàn bộ các hoạt động của Đảng bộ tỉnh và các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội và các tổ chức khác có liên quan dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhằm tổ chức các đợt di chuyển dân từ nơi ở cũ đến nơi ở mới phục vụ cho việc thi công công trình Thuỷ điện Sơn La theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chủ thể công tác di dân chính là toàn thể Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các
cấp tỉnh Sơn La, gồm: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; cấp ủy và chính quyền nhân dân các xã, thị trấn, bản, tiểu khu; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp từ tỉnh xuống cơ sở; Ban quản lý di dân tái định cư tỉnh, huyện và nhân dân nằm trong chương trình dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.
Đối tượng di dân là những cộng đồng dân cư sinh sống ven dòng sông Đà bị ảnh
hưởng sâu sắc bởi công trình, đó là những hộ dân nằm trong vùng ngập lòng hồ, tổng mặt bằng công trường. Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị thiệt hại về đất đai, nhà ở, hoa màu và tài sản khác, cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình và vật kiến trúc. Cùng với các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp còn các đối tượng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng gián tiếp về cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khi thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác di dân.
Nội dung của công tác di dân bao gồm nhiều khâu, nhiều việc, trong đó có các khâu
chủ yếu là: tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục những người dân thuộc diện di chuyển tự nguyện, tự giác tiến hành di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới theo kế hoạch; đồng thời là việc lập kế hoạch, phương án bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có, cụ thể là các tài sản gắn liền với đất, các loại cây trồng, vật nuôi; đưa ra các phương án di dân, tổ chức di chuyển dân và các chi phí cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, di dân giải phóng mặt bằng.