Thực tế cho thấy, Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay là phải tìm ra những cách làm cụ thể, tối ưu, phù hợp với đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong tính đa dạng, phong phú của những việc cụ thể ấy, có thể khái quát những nhóm công việc cụ thể chủ yếu sau đây:
- Một là, lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân tự nguyện, tự giác
di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới
Yêu cầu của công tác tuyên truyền, vận động là:
+ Làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc sinh sống ở các khu vực phải di dân, tái định cư thực sự nhận thức đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách của tỉnh về xây dựng Thủy điện Sơn La, thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà công trình Thủy điện Sơn La đem lại cho đất nước.
+ Lãnh đạo tạo sự thống nhất về nội dung và phương thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về xây dựng Thủy điện Sơn La; tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ chính sách bồi thường, di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La; phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng và thời điểm áp dụng; giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, phạm vi bồi thường thiệt hại và hỗ trợ di dân, tái định cư, nguyên tắc bồi thường thiệt hại di dân, tái định cư.
+ Tuyên truyền để nhân dân các dân tộc vùng tiếp nhận dân tái định cư thấy được nhiệm vụ và quyền lợi của mình, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, chủ động, tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để mỗi hộ gia đình đồng bào tái định cư và mọi thành viên hộ gia đình sớm hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Nhân dân di chuyển đến nơi ở mới xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghiêm túc thực hiện; giữ gìn và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, hòa đồng, tôn trọng, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
+ Lãnh đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác di dân. Phổ biến công khai các chủ
những thắc mắc của người dân. Công khai nguồn vốn đầu tư và các dự án. Thông báo quy hoạch, kế hoạch di chuyển và phương án điều chuyển giữa nơi đi và nơi đến tái định cư.
+ Tuyên truyền về kinh nghiệm, những mô hình trong di dân, tái định cư, ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đại đoàn kết các dân tộc. Tuyên truyền, phát động phong trào thi đua yêu nước, nêu gương những tập thể, cá nhân, người tốt, việc tốt trong công tác di dân, tái định cư.
- Hai là, lãnh đạo công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho nhân dân
+ Lãnh đạo việc thành lập và kiện toàn Ban quản lý Dự án tái định cư tỉnh, huyện; Hội đồng thẩm định, Hội đồng nghiệm thu tái định cư tỉnh; Ban quản lý dự án chuyên ngành; Hội đồng bồi thường, đền bù tái định cư các huyện, thành phố; Ban hành quy chế làm việc của các cơ quan nêu trên. Lãnh đạo công tác thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân nằm trong vùng quy hoạch tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền quy định của pháp luật đất đai.
+ Lãnh đạo việc giao kế hoạch vốn bồi thường, di dân, tái định cư hàng năm cho các huyện, thành phố. Chỉ đạo Ban quản lý tái định cư tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các chủ đầu tư cụ thể hóa kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần, cụ thể hóa các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La. Lãnh đạo phê duyệt dự án đầu tư; hồ sơ thiết kế, dự toán; kết quả đấu thầu, chỉ định thầu theo phân cấp. Ban hành đơn giá, định mức đền bù phục vụ công tác bồi thường, di dân tái định cư trên địa bản tỉnh. Chỉ đạo Ban quản lý tái định cư tỉnh lập kế hoạch tái định cư, quyết toán vốn đầu tư hàng năm và tổng thể dự án, trình HĐND tỉnh phê chuẩn.
+ Lãnh đạo việc giao vốn tái định cư hàng năm cho các dự án thành phần (theo phân cấp); chỉ đạo xây dựng quy hoạch chi tiết các khu tái định cư; xây dựng kế hoạch và các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, di dân, tái định cư trên địa bàn huyện, thị xã trình HĐND huyện, thành phố phê chuẩn để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập và thông qua kế hoạch vốn bồi thường, di dân, tái định cư hàng năm trong kế hoạch vốn đầu tư của huyện, thành phố để gửi các cơ quan chức năng
theo đúng thời hạn quy định. Tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về thực hiện dự án tái định cư thủy điện Sơn la trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Ba là, lãnh đạo công tác di chuyển dân và tài sản của họ từ nơi ở cũ đến nơi ở mới
+ Lãnh đạo việc chấp hành các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về di dân và thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư đến năm 2010. Chỉ đạo các Ban quản lý dự án tỉnh, huyện có nhiệm vụ rà soát các đối tượng, xác định nhu cầu quy hoạch, bố trí dân cư và xây dựng kế hoạch di dân địa phương. Liên hệ xác định cụ thể địa bàn nhận dân, phối hợp với chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến và đại diện các hộ dân để tổ chức khảo sát, thẩm tra địa bàn nhận dân, đảm bảo cơ bản về các điều kiện tối thiểu cho đời sống nhân dân; lập biên bản thẩm tra địa bàn dự án di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư. Cung cấp đầy đủ cho các hộ dân các thông tin cần thiết về vùng dự án quy hoạch, bố trí dân cư, địa bàn nhận dân (kể cả khó khăn và thuận lợi). Tổ chức hợp đồng giữa 3 bên gồm đại diện chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến và chủ dự án về số lượng hộ di dân, thời gian giao nhận và trách nhiệm của mỗi bên để hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch, bố trí dân cư, đảm bảo đúng đối tượng di dân. Hướng dẫn chủ hộ di dân làm thủ tục hồ sơ. Công khai tài chính và giải quyết chính sách hỗ trợ đầu đi cho các hộ dân được hưởng chính sách trước khi di chuyển.
+ Lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương (nơi đi) tổng hợp đơn tự nguyện di dân, thành lập hội đồng xét duyệt, lập danh sách các hộ dân, báo các UBND huyện để phê duyệt theo đúng đối tượng, chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm. UBND huyện ra quyết định di dân và chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND xã hướng dẫn các hộ dân làm các công việc chuyển nhượng tài sản, đất ở, đất sản xuất, thanh toán công nợ và những tồn tại ở quê cũ, chuẩn bị vốn, giống cây, con, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt cần thiết phù hợp với điều kiện canh tác và cuộc sống trên vùng đất mới; làm thủ tục chuyển khẩu cho các hộ di dân.
+ Lãnh đạo công tác chuẩn bị của địa phương nơi có kế hoạch nhận dân (nơi đến). Trước hết, Ban quản lý dự án di dân, tái định cư các huyện phối hợp với các cấp
chính quyền địa phương (UBND huyện, xã) thực hiện các việc: Tổ chức triển khai kế hoạch nhận dân và bố trí dân cư theo quy hoạch được phê duyệt. Chuẩn bị địa bàn nhận dân theo quy hoạch, kế hoạch như: lập quy hoạch chi tiết khu dân cư về đất ở, đất sản xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn xây dựng nhà ở; xây dựng giao thông nội vùng, thủy lợi nhỏ, phòng học, trạm y tế, công trình cấp nước sinh hoạt, trạm hạ thế theo mục tiêu và nội dung đã phê duyệt trong dự án. Phối hợp cùng địa phương nơi đi, nơi đến, chủ dự án, đại diện các hộ di dân để tổ chức thẩm tra địa bàn dự án nhận dân và hướng dẫn những biện pháp cần thiết chia địa phương sở tại, chủ dự án tổ chức tiếp nhận dân cư theo tiến độ di dân.
Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đến: có nhiệm vụ rà soát, quy hoạch đất đai phối hợp với cơ quan chuyên ngành di dân xây dựng các dự án khả thi bố trí dân cư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp nhận dân theo hình thức tập trung); hoặc bố trí các vùng để nhận dân (trường hợp nhận dân đến xen ghép). Lãnh đạo các cơ quan chuyên ngành của địa phương nơi đi có trách nhiệm xây dựng phương án di dân, phối hợp với chính quyền địa phương nơi đi tổ chức di chuyển an toàn về người, tài sản cho các hộ dân từ nơi ở cũ đến nơi định cư mới.
* Nội dung lãnh đạo công tác tái định cư:
- Một là, lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động dân tái định cư theo kế hoạch, quy hoạch.
Khi việc di chuyển hoàn thành, nhiệm vụ của các chủ thể lãnh đạo là phải tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, làm cho các đối tượng trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng bởi Dự án thủy điện Sơn La có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ tái định cư. Chính vì vậy, việc phải làm của các chủ thể lúc này là lãnh đạo thống nhất nội dung và phương thức tuyên truyền của các cấp ủy đảng, các ngành, các đơn vị, các cơ quan báo đài, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ chế chính sách của tỉnh về nhiệm vụ di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La; tránh tình trạng công tác tuyên truyền thiếu thống nhất, không sát đúng với chế độ chính sách, với thực tế ở cơ sở gây dư luận không tốt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động phải phù hợp với tâm lý và nhận thức của đồng bào. Di dân, tái định cư là công tác phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên phải tích cực khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc ở các xã, bản, hộ dân thuộc diện phải di chuyển và tiếp nhận dân tái định cư.
Yêu cầu của công tác tuyên truyền phải làm rõ chủ trương, chính sách đến từng người dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Yêu cầu về công tác vận động là các cấp ủy phải chỉ đạo chính quyền các cấp, cùng các tổ chức đoàn thể tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời, chú trọng phát huy tinh thần cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tương trợ lẫn nhau giữa các hộ dân nơi đi và nơi đến, tạo sự thống nhất về tư tưởng, tình cảm giữa người dân mới chuyển đến với nhân dân sở tại, giúp người dân tái định cư tự nguyện, tự giác vào các khu, điểm tái định cư đã quy hoạch xây dựng đời sống mới, giúp họ yên tâm với đời sống ở những nơi đã quy hoạch, không chạy đi nơi khác.
- Hai là, lãnh đạo công tác đón tiếp dân tái định cư, bố trí nơi ở, giao đất sản xuất cho dân tái định cư.
Đây là giai đoạn tiếp nhận và ổn định đời sống ban đầu tại nơi tái định cư. Đảng bộ tỉnh phải tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo các việc làm cụ thể đối với các cấp ủy, chính quyền nhân dân, MTTQ và các đoàn thể thực hiện các việc cụ thể ở cơ sở:
+ Đối với các Ban quản lý dự án vùng tái định cư, có nhiệm vụ kiểm tra danh sách trích ngang các hộ theo từng đối tượng; Lập biên bản giao nhận hộ di dân thực tế đến vùng dự án; Phối hợp với chủ dự án bố trí các hộ di dân vào khu dân cư theo sơ đồ đã được thẩm tra, nghiệm thu; Giải quyết chính sách hỗ trợ đầu đến cho các hộ di dân thực hiện đến vùng dự án theo quy định hiện hành; Hoàn thiện các biểu mẫu, chuẩn bị các chứng từ, sổ sách để thanh quyết toán, lập báo cáo sau mỗi đợt chuyển dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức rút kinh nghiệm toàn bộ đợt nhận dân và chuẩn bị đợt nhận dân tiếp theo.
+ Chính quyền địa phương nơi đến: ủy ban nhân dân huyện, thành ủy ra quyết định tiếp nhận số hộ lao động, nhân khẩu thực đến vùng dự án. Làm thủ tục nhập hộ khẩu
thường trú cho các hộ di dân thực đến. Giao đất, đất sản xuất nông, lâm nghiệp theo quy hoạch của dự án và làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ di dân. ở những vùng dự án được phê duyệt, chủ dự án phối hợp với các cơ quan chuyên ngành di dân kiểm tra thực tế, lập biên bản nghiệm thu khối lượng và thanh toán kinh phí hỗ trợ khai hoang cho các hộ di dân theo quy định hiện hành của Nhà nước. Phối hợp với chủ dự án hướng dẫn các hộ khai hoang, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và quy ước bảo vệ rừng, môi trường sinh thái và các điều kiện cần thiết khác về phong tục tập quán, sinh hoạt ở nơi định cư mới.
+ Các địa phương nơi đi và nơi đến, chủ dự án phải giải quyết những vướng mắc, khó khăn về sản xuất, điều kiện sống cho các hộ di dân trong thời gian đầu mới đến định cư nơi ở mới. Theo các chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại, mỗi hộ gia đình sẽ được Đảng và Nhà nước tiếp tục trợ cấp về gạo, chất đốt, điện, giống cây trồng, vật nuôi trong hai năm tái định cư trên quê mới, chính sách hỗ trợ được tính thêm nếu lạm phát xảy ra.
+ Chỉ đạo các chính quyền huyện và xã phối hợp với chủ dự án, các ngành chức năng rà soát và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển chung, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất, nhằm xác định số hộ, địa bàn phải di chuyển và khả năng tiếp nhận dân tái định cư tại nơi ở mới. Quyết định thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền quy định của Luật đất đai. Xem xét, giải quyết các đề nghị hợp pháp của công dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Ba là, lãnh đạo công tác quy hoạch, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư và tổ chức đời sống mới cho đồng bào tái định cư.
+ Chỉ đạo các huyện, thành phố Sơn La xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng thiết yếu, như: giao thông nội vùng, thủy lợi nhỏ, trường học, trạm xá...; đồng thời có các biện pháp huy động vốn đầu tư thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng địa bàn đón dân trước khi nhận dân đến. Khai hoang xây dựng đồng ruộng hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai để giao cho các hộ di dân. Cung cấp đầy đủ các thông tin