Quan niệm về sự lãnh đạo của Thành ủy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 27 - 30)

* Lãnh đạo

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995): "Lãnh đạo là đề ra chủ trương đường lối và tổ chức động viên thực hiện".

Trong Đại từ điển Tiếng Việt (do Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1998) định nghĩa như sau: "Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể".

Thứ nhất, lãnh đạo là hoạch định chủ trương đường lối, có nghĩa là xác định các

nội dung, nhiệm vụ cần phải làm, những yêu cầu, mục đích cần đạt trong một thời kỳ hay một giai đoạn nhất định; là nêu nên các quan điểm, nguyên tắc và phương sách tiến hành để đạt được mục tiêu. Tất cả đều nhằm điều khiển, định hướng hành động cho các đối tượng lãnh đạo trong q trình thực hiện mục đích.

Thứ hai, lãnh đạo là quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối đã xác

định. Đó là q trình chủ thể lãnh đạo tổ chức, dẫn dắt, động viên, hướng mọi nỗ lực của khách thể vào việc thực hiện các mục đích đã xác định.

Ở Việt Nam, sau hai năm giành được chính quyền, trước tình hình lãnh đạo của Đảng và của các cấp chính quyền, bộc lộ khơng ít những ấu trĩ, thiếu sót, khuyết điểm. Nhằm khắc phục tình trạng đó, xây dựng phong cách lãnh đạo mới, khoa học, thiết thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc" (tháng 10/1974). Trong tác phẩm đó, Người dành hẳn một chương bàn về "Cách lãnh đạo". Người đưa ra quan niệm: lãnh đạo đúng nghĩa là:

1- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng...; 2- Phải tổ chức thực hiện cho đúng...;

Theo Người, muốn lãnh đạo đúng thì: Bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: "Một là, liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần chúng". Bằng những chỉ dẫn trên, Hồ Chí Minh đã làm rõ khái niệm lãnh đạo là gì, thế nào là lãnh đạo đúng và muốn lãnh đạo đúng thì phải làm thế nào.

Trên những cơ sở lý luận trên, về thực chất, (có thể hiếu), lãnh đạo là q trình chủ thể lãnh đạo xác định chủ trương đường lối và tổ chức, hướng dẫn, động viên, huy động mọi nỗ lực, tiềm năng sáng tạo của khách thể - đối tượng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu chung đã xác định.

* Sự lãnh đạo của Thành ủy Vĩnh Yên đối với công tác CCHC của thành phố Vĩnh Yên

Những phân tích trên đây đã làm rõ nội hàm của "lãnh đạo". Vậy "sự lãnh đạo" là gì?

Về từ "Sự" (dt), cả Từ điển Tiếng Việt - (Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995) và Đại từ điển Tiếng Việt - (Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1998) đều định nghĩa "Sự" (dt) là "việc, chuyện" (nói khái qt). Như vậy, "sự lãnh đạo" chính là "việc lãnh đạo". Cũng có thể nói là "cơng việc lãnh đạo" hay "nhiệm vụ lãnh đạo". Vì, theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt: "Nhiệm vụ là cơng việc phải làm, phải gánh vác".

Từ đó, có thể hiểu khái quát, sự lãnh đạo của Thành ủy Vĩnh Yên đối với CCHC trên địa bàn thành phố là tổng hợp những công việc mà Thành ủy Vĩnh Yên tiến hành, tác động đến q trình kiện tồn tổ chức và hoạt động của hts hành chính thành phố, nhằm củng cố, xây dựng nền hành chính thực sự của dân, do dân, vì dân; bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân và không ngừng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống hành chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Thực tế cho thấy, Thành ủy Vĩnh Yên lãnh đạo CCHC nhà nước trong giai đoạn hiện nay là phải chọn tìm những cách làm cụ thể, tối ưu, phù hợp với đặc điểm tình hình

nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Trong tính đa dạng, phong phú của những việc cụ thể ấy, có thể khái qt những nhóm cơng việc cụ thể chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nhóm cơng việc phục vụ cho việc hoạch định chủ trương nghị quyết lãnh đạo đối với cải cách hành chính trên địa bàn thành phố. Như việc tổ chức quán

triệt các chủ trương, nghị quyết và các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; việc khảo sát nắm vững thực trặng công tác CCHC trên địa bàn thành phố hiện nay; việc tổ chức, phân công soạn thảo dự thảo nghị quyết; tổ chức các cuộc họp của thường vụ, thường trực góp ý cho bản dự thảo; tổ chức các cuộc họp "tư vấn" của các cán bộ lão thành, các chuyên gia, đóng góp ý kiến cho dự thảo; việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận, đoàn thể; việc sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh dự thảo trước khi trình Ban Chấp hành; việc tổ chức hội nghị Ban Chấp hành cho ý kiến và thông qua dự thảo; việc phân công nhiệm vụ cho các Thành ủy viên đảm trách những công việc cụ thể để đưa nghị quyết vào cuộc sống...

Thứ hai, nhóm cơng việc "tổ chức thực hiện nghị quyết". Trên cơ sở nhiệm vụ

được phân công, Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện nghị quyết; đồng thời, bằng nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, quán triệt nghị quyết cho các đối tượng liên quan; việc theo dõi nắm bắt tình hình, giúp đỡ, xử lý các vấn đề nảy sinh trong q trình thực hiện; việc thơng báo nhân rộng điển hình tiên tiến, hoặc uốn nắn, nhắc nhở chung.

Thứ ba, nhóm cơng việc giám sát, kiểm tra. Như lập kế hoạch kiểm tra; tổ chức

đoàn kiểm tra; chỉ đạo, hướng dẫn phát huy vai trò HĐND, Mặt trận và các đoàn thể giám sát hoạt động của cán bộ, công chức và các cơ quan chức năng của UBND; việc chỉ đạo nhân dân và tổ chức phối hợp hoạt động của UBKT Đảng với Thanh tra Nhà nước và Thanh tra nhân dân...

Thứ tư, nhóm cơng việc khi kết thúc kế hoạch. Bao gồm việc tổ chức sơ kết, tổng

kết, rút kinh nghiệm; việc báo cáo lên cấp trên, thông báo cho dưới và cho quần chúng nhân dân; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ và các cơ quan chuyên môn của UBND.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Thành ủy Vĩnh Yên lãnh đạo CCHC là một tất yếu khách quan nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý HCNN, vừa bảo đảm, tôn trọng và phát huy vai trị của bộ máy hành chính thực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)