Những nhân tố khách quan tác động đến sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 64 - 67)

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH UỶ ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH UỶ ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3.1.1. Dự báo những nhân tố và tác động

3.1.1.1. Những nhân tố khách quan tác động đến sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với cải cách hành chính nhà nước đối với cải cách hành chính nhà nước

+ Những nhân tố tích cực:

- Cải cách hành chính ở nước ta là cơng việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cịn nhiều kiến thức và kinh nghiệm về quản lý HCNN, có nhiều vấn đề vừa phải làm vừa phải tìm tịi rút kinh nghiệm. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại; xây dựng một nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân.

- Quan điểm của Đảng đối với công tác CCHC đã được xác định ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Nghị quyết đã chỉ ra nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Từ đó tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối.

- Đến Đại hội VII (1991), Đảng xác định tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Trên cơ sở những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ Đại hội VI hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm

Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Cương lĩnh do Đại hội VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền HCNN. Cương lĩnh đã nêu: về Nhà nước "phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng định ra luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện tồn các cơ quan lập pháp để thựchiện có hiệu quả chức năng quản lý của nhà nước". Chiến lược cũng nêu trọng tâm cải cách "nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là thơng suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả".

- Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền HCNN và về CCHC. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) xác định cải cách một bước nền HCNN, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hố để quản lý có hiệu lực và hiệu quả cơng việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của CCHC nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết Trung ương 8, đó là cải cách thể chế, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới; cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp lại bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan quản lý chuyên ngành về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Theo đó, 4 điểm bổ sung quan trọng trong định hướng cải cách được nghị quyết đề ra là:

Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp hành chính;

Tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá sự phân cấp quản lý nhà nước giữa các cơ quan của Chính phủ với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Đổi mới chế độ công chức và công cụ (bao gồm sửa đổi quy chế thi tuyển, bồi dưỡng, đào tạo mới và trẻ hố đội ngũ cán bộ, cơng chức, kiên quyết xử lý và sa thải những người thoái hoá, biến chất; tăng cường biện pháp và phối hợp lực lượng đẩy

mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền trong bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước);

Thành lập Tồ án hành chính và thực hiện xã hội hố đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công.

- Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền HCNN dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong CCHC thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính cơng quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng…

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) tiếp tục chỉ rõ: "Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại", "Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp", "Xây dựng chương trình hành động thiết thực, cụ thể về cải cách hành chính trong từng cơ quan hành chính nhà nước. Tập trung chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và có sơ kết uốn nắn trong từng thời gian. Đảm bảo cho công tác cải cách hành chính thật sự là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ và cơ quan hành chính nhà nước".

+ Những nhân tố hạn chế:

- Đường lối đổi mới của Đảng đã đề ra và triển khai thực hiện hơn 20 năm nhưng sức ỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng nề đến nếp nghĩ, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ công chức, trong khi đó cuộc cải cách lại được tiến hành trong điều kiện còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước trong cơ chế kinh tế mới, trước yêu cầu xây dựng hệ thống HCNN dân chủ và hiện đại.

- Hệ thống bộ máy hành chính chưa kịp thời cải cách một cách hoàn thiện và khoa học, sự phân công, phân cấp giữa hành chính Trung ương và hành chính địa phương chưa thật sự cụ thể khoa học, nhằm tạo cho các cơ quan quản lý HCNN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ tốt hơn địi hỏi của cơng dân. Sự tổ chức thiếu khoa học, thiếu rõ ràng giữa các cấp, các bộ phận của chính quyền làm cho hiệu quả hoạt động quản lý thấp; mối quan hệ phân cấp quản lý giữa Chính phủ, các tỉnh đang là một vấn đề gay cấn cần giải quyết.

- Nền hành chính nước ta cịn chứa đựng quá nhiều các yếu tố mang tính "di sản" của nền kinh tế kế hoạch hố tập trung bao cấp. Cơ chế xin - cho, sự khơng tn thủ quy chế vẫn cịn tồn tại, trong khi đó những hình thức, chế độ trách nhiệm chưa được áp dụng triệt để. Sự phối hợp các bộ ngành chưa chặt chẽ, sự cục bộ giữa các ngành, các địa phương cịn lớn. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa CCHC với cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị và cải cách kinh tế. Nhiều chế độ chính sách đối với cơng chức cịn chưa phù hợp, chưa tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách, đồng thời công tác đánh giá cán bộ, bổ nhiệm cán bộ còn chưa tốt và còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)