Những nhân tố chủ quan tác động đến sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 67 - 69)

với cải cách hành chính nhà nước

+ Những nhân tố tích cực

- Cơng tác CCHC của thành phố trong những năm qua đã bám sát nội dung yêu cầu của chương trình tổng thể CCHC nhà nước theo Quyết định 136/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Bước đầu đã chuyển biến tích cực, có sự phối hợp giữa cấp uỷ với chính quyền các cấp, các cơ quan đơn vị, các phòng ban chuyên môn và các xã phường trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC, nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức và nhân dân về CCHC được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố liên tục phát triển và tăng trưởng cao, trung bình hàng năm đều tăng trên 20%, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

- Bộ máy hành chính từ thành phố tới các xã phường được tổ chức lại và tinh gọn hơn, hạn chế sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị; xác định rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan và người đứng đầu cơ quan, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và điều hành của thành phố. Thực hiện thí điểm khơng tổ chức HĐND phường và đồng chí Bí thư phường đồng thời là Chủ tịch UBND phường đã giúp bộ máy chính quyền tinh gọn hơn; bước đầu điều hành cơng việc nhanh và sát thực tế hơn.

- Việc thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thực hiện đúng quy trình thủ tục và phân cấp của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. CCHC bước đầu đã phát huy tính tự chủ, tăng cường chủ động cho thủ trưởng cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí và phát huy được mọi nguồn lực góp phần cải thiện đời sống cán bộ cơng chức.

- Hệ thống thể chế tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, thủ tục hành chính được rà sốt đơn giản hơn, cải thiện một bước quan trọng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện đã dần đi vào nề nếp, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ thành phố đến các xã phường đều được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và tiện nghi làm việc, công việc được thực hiện công khai, việc trả kết quả được thực hiện theo đúng thời gian quy định.

+ Nhân tố hạn chế:

-Việc tổ chức tuyên truyền quán triệt, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và nhân dân về CCHC chưa thật đồng đều và sâu sắc, chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trị tác dụng của CCHC trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp uỷ đảng, người đứng đầu ở một số cơ quan chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CCHC, chưa có cơ chế và biện pháp cụ thể gắn trách nhiệm để xử lý những đơn vị, cá nhân khơng hồn thành nhiệm vụ, gây phiền hà cho dân khi đến giải quyết công việc.

- Đội ngũ cán bộ của thành phố và các xã phường tuy được đào tạo bồi dưỡng cả về trình độ chun mơn và lý luận nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu

nhận nhiệm vụ trong tình hình mới, cán bộ ở một số phòng ban và xã phường còn yếu về chun mơn nghiệp vụ, cịn biểu hiện gây phiền hà sách nhiễu khi giải quyết công việc cho dân, kỷ luật kỷ cương cán bộ công chức chưa nghiêm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ công chức, công vụ từ thành phố tới cơ sở chưa được quan tâm thường xuyên, do đó chưa tạo thành thói quen nề nếp trong chấp hành thực thi cơng vụ. Vì vậy cịn tình trạng cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm giờ giấc làm việc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)