Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư phát triển KH&CN Triển khai xây dựng và nhanh chóng đưa vào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 105 - 117)

thu hút vốn đầu tư phát triển KH&CN. Triển khai xây dựng và nhanh chóng đưa vào sử dụng các phũng thớ nghiệm trọng điểm quốc gia, Khu công nghệ cao Hũa Lạc, Khu cụng nghệ cao tại thành phố Hồ Chớ Minh. Xây dựng và đưa vào hoạt động một số trung tâm phát triển phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phũng, Đà Nẵng.... Đưa vào khai thác các phũng thớ nghiệm trọng điểm quốc gia, một số viện nghiên cứu, trường đại học trọng điểm đạt trỡnh độ tiên tiến khu vực. Thúc đẩy việc triển khai các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Cần có các chế tài bảo đảm sự kiểm soỏt xó hội đối với các chuẩn mực trong hoạt động KH&CN. Mục tiêu của giải pháp này nhằm hạn chế, khắc phục tỡnh trạng lợ̀ch chuẩn góp phần làm trong sạch môi trường hoạt động KH&CN. Xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống đo lường chất lượng sản phẩm KH&CN đảm bảo đạt trỡnh độ các nước trong khu vực. Các dạng lệch chuẩn thường là lệch chuẩn nhận thức, lệch chuẩn kỹ thuật, lệch chuẩn xó hội và lệch chuẩn đạo đức. Ví dụ việc gian lận và ăn cắp các tri thức về KH&CN của người khác là những hành vi lệch chuẩn và không thể lượng thứ. Các chuẩn mực cần được coi trọng trong phát triển KH&CN hiện nay là tính cộng đồng, tính phổ biến, tính không thiên kiến, tính độc đáo và tính hoài nghi. Nhưng chuẩn mực này là phẩm chất rất cần thiết cho một cán bộ cũng như một tổ chức hoạt động KH&CN. Cần có những đạo luật quy định mọi kết quả nghiên cứu đều được quyền công bố hoặc không công bố dưới mọi hình thức thích hợp, như công bố thông qua các xuất bản phẩm công khai hoặc không công khai (trong trường hợp có quan hệ tới bí mật cạnh canh trong kinh doanh,

hoặc có quan hệ tới quốc phòng và an ninh quốc gia). Việc thực hiện tốt các chuẩn mực sẽ không chỉ là điều kiện để phát triển KH&CN nói chung mà cũn là điều kiện gây hấp dẫn các nhà đầu tư đưa vốn vào phát triển KH&CN.

Tăng cường hệ thống thông tin KH&CN đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cấp hệ thống thông tin KH&CN quốc gia theo hướng hiện đại và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các thư viện điện tử, các hệ thống thong tin và tri thức KH&CN. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân ở mọi nơi, mọi lúc có thể dễ dàng truy cập và khai thỏc thụng tin KH&CN, phục vụ cho việc phỏt triển kinh tế - xó hội, nõng cao đời sống.

Cần tăng cường phối hợp hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông và tổ chức tập huấn, giới thiệu mô hỡnh, xõy dựng mạng lưới công tác viên rộng khắp, đưa các chính sách của Nhà nước và các quy định pháp luật vào cuộc sống, đưa thông tin khoa học, công nghệ đến cơ sở, người dân...

Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác thống kê khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thu hút đầu tư phát triển KH&CN. Tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN trong đó xác định rừ mục tiờu thu hỳt vốn đầu tư cho thời hạn dài để có kế hoạch thu hút vốn cụ thể trong từng giai đoạn ngắn. Coi trọng việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có nội dung chuyển giao công nghệ tiên tiến. Năng động trong việc xây dựng và triển khai các dự án phát triển KH&CN có đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thí điểm thực hiện cơ chế các nhiệm vụ KH&CN quốc gia được hỡnh thành từ nhu cầu phỏt triển kinh tế-xó hội của đất nước và theo đơn đặt hàng của Chính phủ, tập trung nguồn lực và giao quyền tự chủ cao về tài chính, hợp tác quốc tế cho tập thể các nhà khoa học.

Các cơ chế, chính sách về KH&CN phải bảo đảm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong nước, đồng thời thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chấn hưng đất nước...

Tóm lại, để tăng cường việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN, trong điều kiện nước ta hiện nay, trước hết cần nâng cao nhận thức cho các cấp đảng, chính quyền và toàn dân về vai trũ quyết định của KH&CN đối với sự phỏt triển kinh tế - xó hội của đất nước, thứ đến là coi trọng việc phát triển thị trường vốn cho hoạt động KH&CN, đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư cho KH&CN, và nâng cao tiềm lực KH&CN. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư phát triển KH&CN. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, sự hưng thịnh hay suy vong của một nền kinh tế nói chung, của KH&CN nói riêng phụ thuộc có tính quyết định vào vai trũ kinh tế của nhà nước.

Kết luận và kiến nghị

Vốn đầu tư cho KH&CN là một là một nguồn lực có tính quyết định trực tiếp các hoạt động KH&CN. Đầu tư vốn cho KH&CN là loại đầu tư phát triển. Việc thu hút nguồn vốn này là giải pháp không thể thiếu được để bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động KH&CN.

Luận văn đó hướng vào phân tích vốn đầu tư và đặc điểm nó trong đầu tư phát triển KH&CN. Xác định vốn đầu tư không chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị mà còn ở hình thái hiện vật, không chỉ ở hình thái hữu hình mà còn ở cả hình thái vô hình. Trong kinh tế thị trường, nó là một loại hàng hoá đặc biệt. Khác với đầu tư trong các lĩnh vực khác, vốn đầu tư cho KH&CN nhiều khi không dễ thấy, không mang lại hiệu quả kinh tế tức thời, phải chấp nhận một độ trễ nhất định, có rủi ro cả về công nghệ lẫn về thị trường. Bởi vậy, phải coi trọng thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời mở rộng nguồn thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư kể cả trong và ngoài nước.

Luận văn nêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư cho KH&CN bao gồm sức phát triển của các thành phần kinh tế và thu nhập của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của thị trường vốn và thị trường tài chính, triển vọng hiệu quả của các dự án đầu tư, và chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nêu và phân tích kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cho KH&CN của Nhật Bản và của Trung Quốc để Việt Nam có thể tham khảo.

Trên cơ sở đó, hướng vào phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư cho KH&CN ở nước ta từ Đại hội VIII, tức là từ khi có Nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển KH&CN trong tình hình mới (năm 1996) đến nay. Những thành tựu đạt được trong thu hút vốn đầu tư đã góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển KH&CN nước nhà thời gian qua, đồng thời có được những thành tựu và trỡnh độ KH&CN như hiện nay. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế, trong đó nổi bật là nguồn vốn thu hút trong xó hội đầu tư vào KH&CN cũn ớt, cú nhiều bất cập. Khụng ớt cỏc cấp đảng, chính quyền, doanh nghiệp và dân cư chưa nhận thức đúng về vai trũ của vốn đầu tư cho phát triển KH&CN; cơ chế chính sách thu hút vốn cũn thiếu kịp thời, thị trường vốn và thị trường KH&CN chưa

phát triển...

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, chỉ ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển KH&CN Việt Nam; luận văn xác định phương hướng tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN từ nay đến năm 2020 là: tập trung nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho KH&CN vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xó hội hoỏ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các thành phần kinh tế. Những giải pháp được coi trọng trong thời gian tới cần phải là nâng cao nhận thức cho các cấp đảng, chớnh quyền và toàn dõn về vai trũ quyết định của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xó hội của đất nước; phát triển thị trường vốn cho hoạt động KH&CN, đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư và nâng cao tiềm lực KH&CN. Muốn làm tốt các giải pháp trên, cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với quá trỡnh thu hỳt vốn đầu tư phát triển KH&CN.

Vỡ vậy, tỏc giả luận văn xin có một số kiến nghị sau:

Cần có quy chế phân bổ và sử dụng đúng, đủ và triệt để kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển KH&CN và việc lập Quỹ phát triển KH&CN của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị - để thực hiện nghiêm theo Luật KH&CN và Nghị quyết TW2; khắc phục tỡnh trạng không tích cực sử dụng vốn đầu tư và không lập quỹ phát triển KH&CN như hiện nay.

Có chính sách khuyến khích cụ thể cho việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN; đồng thời là cho việc thành lập mới các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động KH&CN theo cơ chế tự chủ của NĐ115/CP (ở tất cả các đơn vị kể cả trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và viện khoa học khác); để tăng lực lượng và tạo sự tự lực, tự chủ, cạnh tranh trong quỏ trỡnh xó hội hoỏ và tăng cường vốn đầu tư cho KH&CN.

Sớm có Nghị định quy định về hợp tác đầu tư và hoạt động về KH&CN với nước ngoài; để chính thức có những chủ trương, chính sách mang tính hệ thống và hành lang

pháp lý đầy đủ hơn cho khuyến khích, phát triển mạnh và quản lý được cơ bản về nguồn vốn này cho KH&CN.

Tổ chức kiểm điểm sau một thời gian thực hiện Nghị quyết TW2 và đánh giá kết quả thực hiện Luật về KH&CN cùng với việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định và văn bản khác của Đảng, Chính phủ về KH&CN…để tổng kết thực tiễn và có những quyết sách mới, nhất là về tăng cường vốn đầu tư cho KH&CN phát triển./.

DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH, BÀI VIẾT ĐÃ CễNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Mậu Trung (2009), "Cơ hội cho khoa học và công nghệ nước ta phát triển", Tạp chớ Lý luận chớnh trị, tr.61-65.

2. Nguyễn Mậu Trung (2009), "Đầu tư và sự chuyển đổi trong khoa học và công nghệ", Tạp chí Tuyên giáo, tr.58-61.

3. Nguyễn Mậu Trung (2009), "Bước đột phá chuyển đổi và đầu tư trong khoa học - công nghệ", Tạp chí Có khí, tr.26-28.

DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo

1. Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Bộ Tài chính (1999), Thông tư liên tịch số 2431/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC 28/11/2000, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ – Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia (2002), Khoa học và Công nghệ thế giới – Kinh nghiệm và định hướng chiến lược.Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ – Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia (2004), Khoa học và Công nghệ thế giới – Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI.Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996-2000, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001-2005, Hà Nội.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2004, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.

9. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN 04/10/2006 Về việc hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

10. Phạm Đức Chính (2008), "Kết quả nghiên cứu khoa học không tương xứng với đầu tư", VietNamNet, 22/1/2008.

11. Chính phủ (1999), Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/09/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

12. Chính phủ (2003), Nghị định của Chính phủ: Số 122/2003/NĐ-CP , 22/10/2003: Về việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

13. Chính phủ (2007), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP, ngày 19/5/2007 về Doanh nghiệp

khoa học và công nghệ.

14. Hoàng Văn Dụ (2003), Vốn đầu tư cho hoạt động KHCN vẫn chưa có lời giải hữu hiệu, http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/diendan/2003.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 26-NQ/TW: "Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới", ngày 30 tháng 3 năm 1991. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chỉ thị số 63-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, ngày 28/02/2001.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 02-NQ/HNTW (khóa VIII) và phương hướng đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới, 24/4/2002.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, ngày 26/7/2002.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Thu Hương (2004), Quy chế tài chính không phù hợp với nghiên cứu khoa học và công nghệ, http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/diendan.

23. Sơn Lâm (2003), Đầu tư phát triển khoa học công nghệ - Thực trạng và giải pháp, http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/diendan/2003.

24. C. Mác và Ph.Ăngghen(1998), Toàn tập, tập 23, Nxb chính trị quốc gia - sự thật , Hà Nội.

25. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

26. Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 105 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)