Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 52 - 64)

- Về phân bổ vốn đầu tư, nhà nước chủ trương đấu thầu cạnh tranh và các xây dựng chương trỡnh nghiờn cứu trọng điểm Bắt đầu từ đầu những năm 1980, Trung

2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện

Từ khi bước vào công cuộc đổi mới (năm 1986) đến năm 1996, chính sách và biện pháp thu hút vốn đầu tư cho KH&CN bắt đầu có những đổi mới. Bên cạnh việc cấp vốn của Nhà nước từ ngân sách, Nhà nước cũn cho phộp cỏc cơ sở nghiên cứu chủ động thiết lập và mở rộng một số hỡnh thức liờn doanh, liờn kết để ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Ngoài ra, đó mở rộng hơn nữa chế độ ký kết hợp đồng. Nhà nước cho phép các cá nhân, các cơ sở sản xuất ngoài Nhà nước có thể ký kết các hợp đồng với các cơ sở nghiên cứu, không chỉ hợp đồng kinh tế mà cả hợp đồng dân sự. Đặc biệt, một số chủ trương đó chứa đựng những tư tưởng mới, cho đến nay vẫn hoàn toàn cũn cú ý nghĩa, đó được đề xuất những năm 80 thế kỷ XX như: từng bước chuyển các cơ quan nghiên cứu triển khai sang chế độ hạch toán kinh tế và tự cấp vốn; Nhà nước không cấp kinh phí theo tổ chức và biên chế mà chỉ cấp theo nhiệm vụ thông qua các hợp đồng; chuyển một số viện vào công ty bảo đảm quyền tự chủ của các cơ quan nghiên cứu triển khai về vốn cũng như chế độ tuyển chọn chủ nhiệm đề tài.

Tuy nhiên, quy mô thu hút nguồn vốn cho KH&CN vẫn nhỏ, chưa đáp ứng được yếu cầu. Trung ương Đảng có Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 30/3/1991 về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới có nhận định: "Khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới". Nghị quyết đó đề ra nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển KH&CN, trong đó có chủ trương nâng chi ngân sách nhà nước cho KH&CN (ít nhất 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm). Trên tinh thần đó, Chính phủ đó ban hành Nghị định 35/HĐBT, ngày 28/1/1992 về cụng tỏc quản lý KH&CN, khuyến khớch thành lập tổ chức KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế. Nghị định này nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ quan nghiên cứu KH&CN, thúc đẩy các cơ quan KHCN của Nhà nước hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, tác động này đó không mang lại hiện quả như mong muốn do thiếu những cơ chế đi kèm như không tạo điều kiện đối xử công bằng giữa các loại hỡnh tổ chức KH&CN, nhất là trong việc tạo điều kiện cho các tổ chức tư nhân và cá nhân tiếp

xúc các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho KH&CN, vẫn duy trỡ tính bao cấp cho các cơ quan KHCN của Nhà nước. Như vậy, vốn đầu tư cho KH&CN vẫn chủ yếu là từ Nhà nước để "nuôi" các cơ sở KHCN của Nhà nước. Như vậy không tạo ra sự cạnh tranh có hiệu quả giữa các cơ sở KH&CN của mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, mặc dù chủ trương từng bước áp dụng cơ chế tự hạch toán và tự trang trải đối với một số tổ chức nghiên cứu và triển khai được đặt ra từ cuối năm 1980, nhưng phải nhiều năm sau mới được cụ thể hoá trên thực tế.

Để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, Nhà nước cũn quy định thể lệ cho vay vốn để ứng dụng KH&CN vào sản xuất với nhiều ưu đói về điều kiện nay vốn và lói suất.

Nhỡn chung, từ năm 1986 đến 1996, vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN tuy đó cú thay đổi về hỡnh thức, nhưng trên thực tế, chưa thay đổi được nhiều, vốn dành cho KH&CN vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước chi cho các cơ sở KH&CN của Nhà nước là chính, việc hạch toán kinh tế tuy có được thực hiện nhưng cũn mang tớnh hỡnh thức, chưa có hiệu quả cao.

Kể từ sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996), chính sách và biện pháp thu hút vốn đầu tư cho KH&CN có những đổi mới căn bản:

- Ngày 18/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Qua đó nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo Nghị định, Chính phủ có chính sách và cơ chế ưu đói về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có các hoạt động ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ KH&CN được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập thu được từ các hoạt động này như: Thuế suất 25%; thuế suất 20% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xó hội khú khăn; thuế suất 15% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xó hội đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có dự án đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ

cao, dịch vụ KH&CN được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu - triển khai; từ việc thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; từ việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trỡnh cụng nghệ. Cỏc doanh nghiệp thuộc diện ưu đói theo quy định tại Nghị định này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung từ các hoạt động KH&CN theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có các dự án đầu tư vào hoạt động dịch vụ KH&CN; các dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ được hưởng các ưu đói như: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 4 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xó hội khú khăn thỡ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của 3 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 5 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xó hội đặc biệt khó khăn thỡ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 7 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có các dự án đầu tư vào hoạt động KH&CN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm đầu, kể từ khi có thu nhập phải chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo. Nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đầu tư được hoàn lại số thuế thu nhập doanh nghiệp đó nộp theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ưu đói về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có đầu tư vào hoạt động KH&CN, nếu sử dụng đất được giao hoặc đất thuê để xây dựng cơ sở nghiên cứu KH&CN; phũng, trạm, trại, xưởng thí nghiệm, thực nghiệm thỡ đối với phần diện tích

đất này doanh nghiệp được hưởng các ưu đói về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất…

- Ngày 20/6/2000, Quốc hội ban hành Luật KH&CN. Nội dung của Luật qui định mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động KH&CN; trách nhiệm của Nhà nước và định mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động KH&CN; trách nhiệm của Nhà nước và của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động KH&CN. Qui định tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN với tư tưởng cơ bản là để đẩy mạnh hoạt động KH&CN và đảm bảo đúng hướng, cú hiệu quả, làm rừ trỏch nhiệm, giới hạn hoạt động của các tổ chức này. Qui định, các tổ chức hoạt động KH&CN có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động KH&CN đó đăng ký; ký kết hợp đồng KH&CN; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Thành lập tổ chức nghiờn cứu và phỏt triển, tổ chức dịch vụ KH&CN; Hợp tỏc, liờn doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt KH&CN theo quy định của pháp luật; Công bố kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với các cá nhân, Luật KH&CN qui định: có thể tự mỡnh hoặc hợp tỏc với tổ chức, cỏ nhõn tiến hành hoạt động KH&CN; ký kết hợp đồng KH&CN; thành lập tổ chức KH&CN trong một số lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bỡnh đẳng, tự do sáng tạo trong hoạt động KH&CN; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật; công bố kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật; tham gia tổ chức, hội KH&CN; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị KH&CN; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ vào hoạt động KH&CN, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật; đề xuất ý kiến xõy dựng chớnh sỏch, phỏp luật, kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội của Nhà nước với

cơ quan có thẩm quyền; kế hoạch phát triển KH&CN của tổ chức KH&CN mà mỡnh là thành viờn và tham gia giỏm sỏt việc thực hiện.

Tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN là chủ sở hữu kết quả nghiờn cứu khoa học và phỏt triển cụng nghệ; tổ chức, cỏ nhõn trực tiếp thực hiện cụng trỡnh KH&CN là tỏc giả của cụng trỡnh đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng KH&CN.

Nhà nước ban hành chính sách, biện pháp khuyến khớch mọi tổ chức, cỏ nhõn tớch cực ứng dụng kết quả nghiờn cứu khoa học và phỏt triển cụng nghệ nhằm phỏt triển kinh tế - xó hội, bảo đảm quốc phũng, an ninh, nõng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới quản lý kinh tế - xó hội, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đói về thuế, tớn dụng và cỏc ưu đói khỏc. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để ứng dụng rộng rói vào sản xuất và đời sống. Chủ sở hữu, tác giả và người ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

Các chính sách và biện pháp nhằm phát triển thị trường KH&CN được Nhà nước ban hành như: Khuyến khích mọi hoạt động chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc tự nguyện, bỡnh đẳng, các bên cùng có lợi; hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; áp dụng các chính sách ưu đói đối với sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm bằng công nghệ mới; sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam; hoạt động tư vấn KH&CN; thiết bị công nghệ cao nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ; áp dụng chế độ thưởng cho tập thể lao động và cá nhân có sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoỏ sản xuất và ứng dụng cụng nghệ mới được chuyển giao; và các tổ chức KH&CN được thành lập tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp trực thuộc; được hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ.

Theo nhận thức ghi trong Luật KH&CN, thỡ đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH&CN, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho KH&CN so với tổng số chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH. Cơ quan tài chính của Nhà nước có trách nhiệm cấp phát kinh phí KH&CN đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch KH&CN. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cú trỏch nhiệm quản lý, sử dụng cú hiệu quả phần ngõn sỏch nhà nước đầu tư cho KH&CN.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN được sử dụng vào các mục đích: thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụ KH&CN phục vụ lợi ớch chung của xó hội; thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực khoa học; duy trỡ và phỏt triển tiềm lực KH&CN; cấp vốn đầu tư cho các quỹ phát triển KH&CN của Nhà nước theo quy định; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước; trợ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN.

Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển KH&CN nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp được lập Quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN. Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu.

Luật cho phép thành lập và phát triển "Quỹ phát triển KH&CN" các cấp: quốc gia, bộ, cấp tỉnh thành phố và của các tổ chức, cá nhân nhằm thu hút, tạo vốn và tạo cơ chế phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển KH&CN:

+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia được ban hành theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003. Hoạt động của Quỹ là không vỡ mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân đề xuất. Quỹ trực thuộc Bộ KH&CN, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Có

trụ sở chính tại Hà Nội, Văn phũng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.

éối tượng tài trợ, cho vay của Quỹ là các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ KH&CN đột xuất mới phát sinh cú ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, cỏc nhiệm vụ KH&CN cú triển vọng nhưng có tính rủi ro; các dự án sản xuất thử nghiệm; nhiệm vụ KH&CN thuộc hướng ưu tiên của Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện; các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu KH&CN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả các hoạt động kinh tế - xó hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)