hội về vai trũ, tầm quan trọng của KH&CN trong phỏt triển của phần lớn cỏn bộ, chủ doanh nghiệp và nhõn dõn cũn thấp và chưa đầy đủ. Chưa thấy hết tính bức bách của việc phải ứng dụng thành tựu KH&CN, đổi mới sản phẩm, tiếp cận những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để nâng cao năng lực của nền kinh tế. Chưa nhận thức rừ KH&CN ngày nay trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu; phải dựa vào KH&CN để tạo bước nhảy vọt, rút ngắn quá trỡnh CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Nhiều cấp quản lí chưa nhận thức đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển để từ đó tỡm ra giải phỏp mở rộng nguồn vốn thu hỳt cho phỏt triển KH&CN.
Nhận thức của xó hội về sở hữu trớ tuệ cũn rất thấp so với đũi hỏi bức bỏch của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do nhận thực thấp, nên quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm nghiêm trọng. Điều này không chỉ cản trở sự sáng tạo công nghệ trong nước mà cũn làm nản lũng việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, làm giảm tính cấp thiết đầu tư vào KH&CN của các chủ thể kinh tế.
Từ nhận thức đó, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp trong Đảng và Nhà nước đối với KH&CN chưa đúng mức, chưa thực sự coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, nên chưa có biện pháp mạnh để khắc phục tỡnh trạng cỏc hoạt động KH&CN chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước cấp, mà thiếu tính năng động sáng tạo tỡm kiếm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, trong các thành phần kinh tế. Các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền chưa thật sự chưa tập trung trí tuệ, công sức cho sự lónh đạo, chỉ đạo các hoạt động KH&CN. Nhiều chủ trương đúng đắn về KH&CN trong các vǎn kiện của Đảng chậm được thể chế hoá về mặt nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc.
Công tác thông tin KH&CN chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều cấp, nhiều ngành. Thông tin thị trường KH&CN, thông tin dự báo thương mại trong và ngoài nước chậm được triển khai. Việc phát triển các mạng thông tin và nội dung thông tin cũn thiếu đồng bộ. Các cơ sở dữ liệu tri thức chưa được quan tâm xây dựng và khai thác.