Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho việc phát triển KH&CN Tuy Nhà nước đó cú rất nhiều cố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 81 - 83)

vốn ngoài ngân sách cho việc phát triển KH&CN. Tuy Nhà nước đó cú rất nhiều cố gắng trong việc dành nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, chuyển từ mức 1% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động này trong nhiều năm lên mức 2% trong mấy năm gần đây, nhưng vẫn mang tàn dư của cơ chế bao cấp. Cũng cần phải nói rằng việc chi ngân sách cho KH&CN đạt 2% tổng chi ngân sách (tương đương 0,5% GDP) đó là quyết tõm lớn của Đảng và Nhà nước, tỷ lệ này không thua kém các quốc gia khác, thậm chí cao hơn một số nước phát triển. Ví dụ, năm 2004, chi ngân sách cho KH&CN của Trung Quốc là 0,36% GDP, CHLB Nga 0,3% GDP, EU 0,25% GDP, Nhật Bản 0,29% GDP, Hoa Kỳ 0,23% GDP3, Thái Lan 0,26% GDP4. Không thể và cũng không nên đũi hỏi tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước thêm nữa.

Tuy nhiên, nhận thức về vai trũ động lực của KH&CN chưa thật sự được quán triệt bằng hành động thực tế trong các chủ trương lớn về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Cụng tỏc xó hội húa đầu tư cho KH&CN của Việt Nam cũn yếu kộm. Thiếu quy hoạch chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển KH&CN. Thiếu cơ chế chính sách huy động toàn xó hội, nhất là doanh nghiệp, ứng dụng, đổi mới công nghệ, tham gia sáng tạo khoa học. Sau khi đó ban hành chớnh sỏch khuyến khớch doanh nghiệp đầu tư cho phát triển KH&CN, nhưng nguồn vốn thu hút vào đầu tư phát triển KH&CN vẫn chưa nhiều. Điều này cũng kể đến nguyên nhân khách quan là các doanh nghiệp tư nhân được hỡnh thành sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1995, cho đến nay vẫn cũn trong giai đoạn khởi nghiệp rất khó khăn, thiếu vốn, chưa có thương hiệu, thị phần bé nhỏ, phải tập trung vào việc duy trỡ sự tồn tại trong thương trường, chưa có điều kiện và cũng chưa nghĩ đến đầu tư cho KH&CN. Thế nhưng, các doanh nghiệp lớn mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước thỡ do tư duy bao cấp, dựa dẫm vào Nhà nước nên đầu tư cho KH&CN rất thấp, và đang tồn tại một nghịch lý là, tại cỏc tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước thỡ tỷ lệ trớch từ doanh thu hoặc lợi nhuận để đầu tư cho KH&CN cũn thấp hơn doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là lực cản lớn nhất cho phát huy hiệu quả của hoạt động KH&CN, bởi lượng tiền dành cho nghiên cứu quá ít, chủ yếu lại là tiền ngân sách, mà sử dụng tiền ngõn sỏch thỡ phải tuõn thủ cỏc quy định rất chặt chẽ của Luật Ngân

sách (những năm qua, mặc dù Bộ KH&CN cùng với các bộ/ngành đó tập trung đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đơn giản hóa và thông thoáng hơn về thủ tục chi, định mức chi nhưng vẫn chưa làm hài lũng cỏc nhà khoa học).

Tuy gần đây, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (mới) được Quốc hội thông qua đó bổ sung quy định: Doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế đầu tư cho phát triển KH&CN, sau một số năm nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần kinh phí này, nhưng việc thực hiện vẫn chưa được nghiêm chỉnh. Nhà nước vẫn chưa có giải pháp quyết liệt yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN, nên tổng mức đầu tư cho KH&CN của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực (kể cả theo tỷ lệ % GDP lẫn tỷ trọng xó hội húa).

- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Thị trường KH&CN ở nước ta hiện cũn rất non trẻ. Số lượng hàng hoá, số lượng công nghệ, sáng chế được đưa ra định giá vẫn cũn ớt. Hoạt động của các chủ thể trên thị trường KH&CN vẫn chỉ tự phát, vẫn là một lĩnh vực mới mẻ với bên cung và cầu KH&CN. Bên cung là những tổ chức nghiên cứu KH&CN không có thói quen tiếp thị, chau chuốt hàng hóa chất xám của mỡnh. Bờn cầu rất lỳng tỳng trong việc lựa chọn sản phẩm KH&CN thớch hợp cho mỡnh vỡ khụng cú thúi quen tỡm kiếm thụng tin trước khi quyết định, không biết cách định giá, đánh giá công nghệ cần mua. Hầu hết công nghệ, thiết bị sử dụng trong các ngành ở Việt Nam có xuất xứ từ nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài. Tri thức công nghệ được chuyển giao thông qua kênh này thường chỉ là các kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất để làm ra những sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, chi phí ở mức hợp lý. Thiết bị, cụng nghệ nội sinh thường ở quy mô nhỏ, hầu hết từ các kết quả của đề tài nghiên cứu. Việc mua bán, dịch vụ kỹ thuật cũng mới chỉ xuất hiện trong lĩnh vực xây dụng hạ tầng. Dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, nông thôn hầu như chưa phát triển. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển theo đặt hàng của doanh nghiệp, của khu vực nhà nước tuy đó xuất hiện, nhưng cũn rất hạn chế. Thờm vào đó, hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN cũn bị hạn chế do thiếu cỏc tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)