Phỏt triển thị trường vốn cho hoạt động khoa học và cụng nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 94 - 96)

- Phát huy vai trò của cơ chế thị trường của nền kinh tế mở để tranh thủ các

3.2.2. Phỏt triển thị trường vốn cho hoạt động khoa học và cụng nghệ

Thị trường KH&CN ở nước ta mới được hỡnh thành và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bản chất của thị trường này chính là đáp ứng sự cạnh tranh giữa các cơ sở khoa học với tư cách là “người bán” - nghiên cứu, tỡm kiếm sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng, và giữa các doanh nghiệp là “người mua” lựa chọn sản phẩm tốt nhất của các cơ sở khoa học phục vụ mục tiêu phát triển. Việc hỡnh thành thị trường KH&CN là

yếu tố tích cực cho sự phát triển của KH&CN nói chung, cho việc thu hút vốn đầu tư nói riêng. Nú cú vai trũ điều tiết nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực KH&CN đáp ứng nhu cầu của xó hội.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá IX) đó nhấn mạnh: “Phỏt triển mạnh thị trường KH&CN để góp phần nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; có cơ chế, chính sách để sản phẩm khoa học thực sự trở thành hàng hóa… Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN, khuyến khích, tôn vinh các nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thực sự có tài, có đóng góp cho đất nước…”. Trong những năm qua, Nhà nước đó cú một số cơ chế để phát triển thị trường vốn cho KH&CN như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN ở các cấp, phát triển thị trường KH&CN, ban hành Luật sở hữu trớ tuệ…, tuy nhiờn, việc tổ chức thực hiện cũn nhiều hạn chế nờn chưa phát huy được vai trũ thị trường này đối với việc tăng nguồn vốn cho phát triển KH&CN. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thị trường này theo hướng:

Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bỡnh đẳng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN và buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, trên cơ sở đó có nhu cầu về đầu tư đổi mới và ứng dụng tiến bộ KH&CN.

Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, về giải thể, phá sản doanh nghiệp. Đổi mới, điều chỉnh các cơ chế kinh tế để đảm bảo hài hũa việc phõn chia lợi ớch giữa những người sáng tạo KH&CN, những người sử dụng KH&CN và toàn xó hội, khuyến khớch phỏt triển và hợp tác lâu dài, tạo động lực cho việc đầu tư vốn phát triển KH&CN.

Phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán; hoàn thiện và mở rộng các công cụ của thị trường tài chính, như thuê mua tài chính, công ty tài chính, v.v…để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm cho thị trường KH&CN hoạt động có hiệu quả. Thể chế hóa việc mua, bán, góp vốn bằng sản phẩm KH&CN và tổ chức các chợ, hội chợ, các trung tâm giới thiệu, trao đổi sản phẩm KH&CN. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác và phát huy tác dụng của phát minh, sáng chế và các giải pháp hữu ích nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nõng cao hiệu lực thực thi phỏp luật về sở hữu trớ tuệ. Bảo hộ và khuyến khớch việc sử dụng những giải pháp, phát minh, sáng chế mới. Đề cao công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Hoàn thiện chính sách ưu đói về thuế, đất đai,... để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ và hỡnh thành cỏc doanh nghiệp hoạt động KH&CN. Thông qua đó, phát triển mọi nguồn vốn trong xó hội đầu tư cho KH&CN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)