Thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ 1 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 42 - 52)

- Về phân bổ vốn đầu tư, nhà nước chủ trương đấu thầu cạnh tranh và các xây dựng chương trỡnh nghiờn cứu trọng điểm Bắt đầu từ đầu những năm 1980, Trung

2.1.thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ 1 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn

2.1.1. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút vốn cho phát triển khoa học và công nghệ

Trước đổi mới, hoạt động KH&CN nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Đặc trưng trong giai đoạn này là mọi tổ chức KH&CN đều thuộc sở hữu Nhà nước, được bao cấp hoàn toàn và hoạt động theo hệ thống kế hoạch pháp luật từ trên giao xuống. Mặc dù vậy, Đảng và Nhà nước đó cú những chủ trương quan trọng, đúng đắn, như coi "cách mạng khoa học - công nghệ là then chốt", tranh thủ được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xó hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây về đào taọ đội ngũ cán bộ và nghiên cứu khoa học rất đa dạng về các ngành chuyên môn, chất lượng cao với số lượng lớn và đến nay vẫn cũn phỏt huy tỏc dụng. Hầu hết cỏn bộ nghiờn cứu đầu ngành đều được đào tạo trong thời gian này đang năm giữ các vị trí quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế xó hội của đất nước. Các cơ quan nghiên cứu chủ yếu lập kế hoạch nghiên cứu, sau đó cơ quan chủ quản xác nhận và ngân sách nhà nước cấp. Cách đầu tư vốn như thế này đó sinh ra một loạt viện nghiờn cứu và cú một số kết quả ứng dụng cú tớnh chất khẳng định người Việt Nam cũng biết làm KH&CN. Tuy nhiên, cách đầu tư trên đó dẫn đến việc sử dụng tản mạn ngân sách cho hoạt động KH&CN. Hơn thế nữa, giá trị làm ra của KH&CN chưa tương xứng với số vốn mà Nhà nước đó bỏ ra.

Từ năm 1986, nước ta bước vào công cuộc đổi mới. Đường lối đổi mới tại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định KH&CN là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn định tỡnh hỡnh và phỏt triển kinh tế - xó hội theo định hướng xó hội chủ nghĩa. Những người làm KH&CN là đội ngũ cán bộ tin cậy, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Cần phải đưa hoạt động khoa học gắn chặt hơn với sản xuất và đời sống, khắc phục

một bước tỡnh trạng phõn tỏn, tự phỏt, đẩy mạnh việc xây dựng tiềm lực KH&CN cho đất nước, bảo đảm cho KH&CN thực hiện được vai trũ nhận thức và cải tạo xó hội.

Trong giai đoạn 1987- 1996, Đảng và Nhà nước đó ban hành một số chủ trương, đường lối, chính sách về KH&CN. Đó là Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khoá VI), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII) về KH&CN. Nghị quyết trên yêu cầu Chính phủ phải điều chỉnh để ban hành những chính sách cần thiết về đổi mới hoạt động KH&CN. Nội dung chủ yếu của các Nghị quyết và chính sách thời kỳ này là đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN nhằm thích ứng với nền kinh tế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế kinh tế thị trường và bồi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này, cùng với những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế thu hút nguồn vốn cho hoạt động KH&CN cũng dần dần thay đổi theo hướng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của các tổ chức KH&CN và thiết lập khung phỏp lý để thu hút vốn cho các lĩnh vực mới phát sinh.

Trong giai đoạn tiếp theo; để công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, thực hiện chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; kể từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta ban hành các quyết sách về phát triển KH&CN. Khởi đầu là Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH nhiệm vụ đến năm 2000. Tiếp đến là Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, KH&CN từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.

Nghị quyết Trung ương lần thứ hai đó đánh giá: "Chúng ta chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển KH&CN, việc quản lý KH&CN trong cơ chế thị trường cũn lỳng tỳng, bất cập". Nghị quyết đó xỏc định: "KH&CN là quốc sách hàng đầu". Theo chủ trương đến nǎm 2020, phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, Nghị quyết nêu một số yêu cầu phải bảo đảm cho KH&CN thật sự trở thành nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước:

Một: Xây dựng luận cứ khoa học cho con đường đi lên CNXH ở nước ta, các quyết định lớn, từ định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xó hội đến những vấn đề cụ thể như các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư,… ở tất cả cỏc cấp lónh đạo của Đảng và Nhà nước.

Hai: Là công cụ đắc lực để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, đưa lực lượng sản xuất lên trỡnh độ phát triển mới, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, nhằm hiện đại hoá đất nước.

Ba: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục thế giới quan khoa học, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, xây dựng nền khoa học tiên tiến của nước ta.

Mục tiêu của hoạt động KH&CNlà:

Xây dựng nền KH&CN tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trỡnh độ quản lý; sử dụng hợp lý tài nguyờn thiờn nhiờn, bảo vệ mụi trường; đẩy mạnh CNH, HĐH; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới Việt Nam; gúp phần phỏt triển nhanh, bền vững kinh tế - xó hội, nõng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phũng, an ninh.

Hoạt động KH&CN có các nhiệm vụ:

Một là, vận dụng sỏng tạo và phỏt triển lý luận của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng lý luận về chủ nghĩa xó hội và con đường đi lên chủ nghĩa xó hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xó hội, bảo đảm quốc phũng, an ninh; gúp phần xõy dựng nền giỏo dục tiờn tiến, xõy dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới;

Hai là, nâng cao năng lực KH&CN để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương pháp quản lý tiờn tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; dự báo kịp thời, phũng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiờn tai;

Ba là, tiếp thu các thành tựu KH&CN của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trỡnh độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trỡnh độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Hoạt động KH&C phải tuân theo các nguyên tắc:

Thứ nhất: Phục vụ nhiệm vụ phỏt triển kinh tế - xó hội, bảo đảm quốc phũng, an ninh;

Thứ hai: Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;

Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiờn, khoa học kỹ thuật và cụng nghệ với khoa học xó hội và nhõn văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường công nghệ;

Thứ tư: Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;

Thứ năm: Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp để phát KH&CN như: Đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển KH&CN; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực KH&CN. Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động KH&CN; phát triển dịch vụ KH&CN; xây dựng và phát triển thị trường công nghệ; khuyến khích hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoỏ sản xuất, phổ biến tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi cho các hội KH&CN thực hiện tốt trách nhiệm của mỡnh. Yờu cầu Mọi tổ chức, cỏ nhõn cú trỏch nhiệm tham gia phỏt triển sự nghiệp KH&CN; phổ biến kiến thức, nõng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoỏ sản xuất; ứng dụng cỏc thành tựu KH&CN vào việc phỏt triển kinh tế - xó hội, bảo đảm quốc phũng, an ninh.

Để việc phát triển KH&CN đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, cần coi trọng vai trũ của Nhà nước trong việc phát triển các tổ chức KH&CN. Cụ thể là phải tạo lập và phát triển các lực lượng như: tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phát triển việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong các trường đại học, học viện, trường cao đẳng; và tổ chức dịch vụ KH&CN.

Nhà nước giao cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia phải thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xó hội, bảo đảm quốc phũng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN. Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ và tỉnh phải thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiờu phỏt triển kinh tế - xó hội của ngành, địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN. Tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương thực hiện các hoạt động KH&CN theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mỡnh. Tổ chức nghiờn cứu và phỏt triển của tổ chức chớnh trị, tổ chức chớnh trị - xó hội ở trung ương chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, điều lệ của tổ chức mỡnh. Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành lập xác định.

Như vậy, Đảng ta chủ trương thực hiện đa dạng hóa hoạt động KH&CN trong cả nước; hoạt động nghiên cứu và triển khai về KH&CN được xác định là công việc của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và cá nhân không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào.

Đặc biệt, trong quỏ trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Đảng ta đó xác định phải tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Để định hướng việc thực hiện nhiệm vụ này, ngày 28/02/2001, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 63-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ thị 63 xác định CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn có vai trũ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xó hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa. Sự thành cụng của sự nghiệp đó chủ yếu phụ thuộc vào trỡnh độ dân trí, vào việc đẩy mạnh áp dụng có hiệu quả các thành tựu KH&CN và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong cả nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông nghiệp, làm chủ thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời đó chỉ ra: Cho đến nay, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam cũn thấp. Cư dân nông thôn núi chung cũn ớt hiểu biết và cũn rất thiếu thụng tin về cỏc loại giống mới, cỏc quy trỡnh cụng nghệ tiờn tiến, về cỏc nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chưa đủ khả năng chủ động lựa chọn phương án sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế. Tiềm năng to lớn của KH&CN đối với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn chưa được phát huy đầy đủ. Việc áp dụng tiến bộ KH&CN vào nông nghiệp, nông thôn cũn chậm, thiếu cỏc giải phỏp tạo động lực đối với việc chuyển giao kết quả nghiờn cứu vào thực tế sản xuất. Nhiều mụ hỡnh tốt về ứng dụng KH&CN chưa được tổng kết kịp thời, chưa được tuyên truyền sâu rộng và cũn thiếu cỏc giải phỏp phự hợp để giúp các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, các hợp tác xó, cỏc trang trại và nhất là các hộ nông dân tiếp thu và nhân rộng. Lực lượng KH&CN chưa được huy động tốt để phục vụ cho công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Từ đánh giá trên, Bộ Chính trị chủ trương để phát huy những thành tựu đó đạt được và khắc phục một cách cơ bản những yếu kém hiện nay, cần tăng cường nghiên cứu, áp dụng các thành quả mới nhất của KH&CN; nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ; cung cấp kịp thời các tri thức KH&CN hiện đại, các quy trỡnh sản xuất tiờn tiến, cỏc thụng tin về thị trường tiêu thụ; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh ngành nghề ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến và các hỡnh thức dịch vụ ở nụng thụn; tạo lập, phỏt triển thị trường và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội nụng thụn; hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý; chuyển mạnh nền sản xuất nông nghiệp hiện có sang sản xuất hàng hoá, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, tích luỹ cho

nông dân, tạo thế và lực mới nhằm chủ động hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể kịp thời quán triệt sâu sắc và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ:

Một là: Tổ chức quán triệt sâu rộng để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn có nhận thức sâu sắc về vai trũ, vị trớ của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Chú trọng vai trũ tổ chức chỉ đạo thực hiện của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Tăng cường đào tạo cán bộ, đào tạo nghề cho người lao động dưới nhiều hỡnh thức đa dạng và thích hợp, để họ thực sự tiếp thu được và có khả năng phổ cập nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh.

Hai là: Phát động phong trào rộng lớn trong nông dân, hộ nông dân, trang trại, hợp tác xó, trong cỏc doanh nghiệp nhà nước sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp cũng như trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, trong các nhà quản lý, cỏc nhà khoa học đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN trong nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo ra bước chuyển biến rừ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh thu nhập, tích luỹ cho hộ nông dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 42 - 52)