Kinh nghiệm phát triển các nguồn vốn của Nhật Bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 32 - 36)

Hiện nay, Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế, mà cũn là một trong những nước dẫn đầu về KH&CN. Trỡnh độ KH&CN của Nhật Bản được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trong đó, nổi bật nhất là số lượng các bài báo và đơn xin cấp bằng sáng chế. Số lượng các bài báo của Nhật Bản về KH&CN năm 1999 chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Đơn xin cấp bằng sáng chế 1998 ở Nhật Bản gần bằng một phần ba của Mỹ (2.210.000) và EU (2.030.000). Số lượng tài liệu KH&CN trích dẫn (thể hiện chất lượng của các bài báo) của Nhật Bản đứng thứ tư sau Mỹ, Anh và CHLB Đức… Điều này cho thấy hiệu quả và tính hấp dẫn của những nghiên cứu hàng đầu của các nhà khoa học Nhật Bản. Thực tế ở Nhật Bản cho thấy, kinh tế Nhật Bản mạnh vỡ cú nền KH&CN mạnh. Tuy là một nước không có truyền thống KH&CN từ nhiều thế kỷ trước như các nước châu Âu, nhưng Nhật Bản đó có rất nhiều thành công về lĩnh vực này trong một thế kỷ vừa qua.

Những chủ trương tạo nên sự thành công trong phát triển KH&CN của Nhật Bản lúc đầu là sao chép, mô phỏng công nghệ nước ngoài. Tiếp đén là vươn xa hơn, trở thành người “khổng lồ” trong việc cung cấp công nghệ tiên tiến cho thế giới. Những quan điểm phát triển KH&CN của Nhật là: bắt chước có tính sáng tạo; gắn nghiên cứu khoa học với thực tế; chú trọng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; phát huy và khuyến khích nhân tài; đẩy mạnh sự hợp tác giữa các viện nghiên cứu và công nghiệp; thúc đẩy KH&CN.

Một trong những nhân tố dẫn đến thành công về phát triển KH&CN của Nhật Bản là đó coi trọng việc mở rộng thu hút vốn đầu tư để tăng kinh phí cho hoạt động KH&CN. Năm 1998, tổng chi phí cho hoạt động KH&CN là 122,3 tỷ USD, gần bằng 20% tổng chi phí nghiên cứu phát triển của toàn thế giới, 54% của Mỹ, cao hơn 2,5 lần so với nước có chi phí nghiên cứu phát triển lớn thứ ba thế giới là CHLB Đức [2, tr.204]. Riêng số vốn đầu tư cho KH&CN năm 1998 là 122,3 tỷ USD đó cú 88.093 triệu USD (bằng 72% tổng nguồn vốn cho nghiờn cứu phỏt triển) là của cỏc doanh nghiệp. Theo số liệu cụng bố cuối thỏng 11/2000 của Cơ quan quản lý và điều phối Nhật Bản,

toàn bộ vốn đầu tư của các tập đoàn, các trường đại học tư, các phũng thớ nghiệm nghiờn cứu độc lập là 16.000 tỷ Yên (145 tỷ USD).

Các công ty xuyên quốc gia lớn là một trụ cột đầu tư vào KH&CN. Thậm chí, ở giai đoạn khó khăn giữa thập kỷ 1990, qua khảo sát những công ty đứng đầu của Nhật Bản, mặc dù họ có giảm bớt đầu tư cho KH&CN, nhưng tỷ lệ này so với tổng doanh số lại tăng lên. Những lo ngại ngày càng tăng về sức cạnh tranh đó khiến cỏc doanh nghiệp phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho KH&CN và gỡ bỏ những qui định để khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Nếu xét về mức đầu tư của các doanh nghiệp tính theo đầu người, thỡ ở Nhật Bản là 689,76 USD, vượt tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ Thụy sĩ và Thụy Điển.

Kế hoạch Cơ bản về KH&CN dự định cải tổ hệ thống KH&CN Nhật Bản để làm cho nó có năng lực đổi mới nhiều hơn và hiệu quả hơn trên cơ sở cải thiện mạnh mẽ môi trường nghiên cứu. Trong giai đoạn giai đoạn 2001-2005, chính phủ Nhật quyết định chi vốn từ ngân sách cho KH&CN 21 nghỡn tỷ yờn (191 tỷ USD); giai đoạn 2006- 2010 là 25 nghỡn tỷ yờn (227 tỷ USD). Chi phí của Nhật Bản dành cho KH&CN trong năm tài chính 2008 (từ 1/4/2008 đến 31/3/2009) là 3.570 tỷ yên (tương đương 32,45 tỷ USD, nếu tính 1 USD bằng 110 yên), chiếm 7,55% của toàn bộ chi tiêu quốc gia năm 2008. Kinh phí của chính phủ Nhật Bản cấp cho KH&CN tiếp tục tăng ở tốc độ cao hơn những khoản kinh phí khác trong toàn bộ ngân sách. Ba cơ quan được phân bổ nhiều nhất trong tổng số ngân sách dành cho KH&CN là Cơ quan Khoa học công nghệ; Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và văn hóa; và Bộ Thương mại quốc tế và Thương nghiệp (MITI). Bảng 1.1. là ví dụ về phân bổ ngân sách nhà nước cho ba cơ quan này trong năm tài khóa 1996 và 1997.

Bảng 1.1: Phân bổ ngân sách nhà nước cho ba cơ quan chủ yếu của

Nhật Bản (năm tài khóa 1996 và 1997) Năm 1996

(tỷ yên)

Năm 1997 (tỷ yên)

Cơ quan Khoa học Công nghệ 692,8 734,5

Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và Văn hóa 1.241,2 1.288,8 Bộ Thương mại quốc tế và Thương nghiệp 421,6 742,6

Nguồn: [2, tr.207].

Nguồn vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước tuy đó rất lớn, nhưng mới chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng nguồn vốn đầu tư cho KH&CN tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu trong đầu tư cho hoạt động KH&CN với mức đầu tư thường gấp 4 lần so với đầu tư của nhà nước cho hoạt động này. Các doanh nghiệp Nhật Bản là lực lượng tích cực nhất trong đầu tư nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ mới. Bảng 1.2. mô tả vốn đầu tư cho khoa học và nghiên cứu viên trong năm 2005 của hai khu vực tư nhân và nhà nước ở một số nước hàng đầu thế giới về KH&CN, trong đó có Nhật Bản.

Bảng 1.2: Vốn đầu tư cho khoa học và số nghiên cứu viên năm 2005

Nước Tổng vốn đầu tư (100 triệu yên) Đầu tư từ chính phủ (%) Đầu tư từ các công ty (%) Tỷ lệ theo GDP (%) Số nghiên cứu viên Mỹ 338.132bc (30.7 tỷ USD) 31.0c 69.0c 2.68c 1.335.000d Đức 77.247b (7 tỷ USD) 30.4c 69.6c 2.52 268.000b Pháp 49.887b (4.5 tỷ USD) 37.6c 62.4c 2.13c 200.000c Anh 40.292c (3.7 tỷ USD) 32.8c 67.2c 1.73c 158.000f Nhật 187.452b (17.1 tỷ USD) 19.0 81.0 3.55 820.000e

(a: Năm tính theo lịch. b: Ước tính. c: Số liệu 2004. d: Số liệu 2002. e: Số liệu 2006. f: Số liệu 1998).

Nguồn: MEXT, 2006.

Chi phí này được phân bổ cho các đề án và chương trỡnh KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý, trong đó MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ), METI (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp), MOD (Bộ Quốc phũng), MHLW (Bộ Y tế, Lao động, và Phúc lợi Xó hội), … Việc phõn bổ này do MOF (Bộ Tài chớnh) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách KH&CN (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ) về các đề án và chương trỡnh KH&CN do cỏc Bộ

đề xuất. Hàng năm, CSTP đánh giá các đề xuất này theo các loại S (xuất sắc), A (rất tốt), B (tốt), và C (cần phản biện lại)2.

Chiến lược đầu tư cho KH&CN của Nhà nước được tâp trung vào ba lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển, tùy theo chức năng của từng cơ sở nghiên cứu, triển khai (ví dụ bảng 1.3).

Bảng 1.3: Tỷ lệ đầu tư năm 2005 cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu

ứng dụng và nghiên cứu phát triển ở Nhật Bản (%) Nghiên cứu cơ

bản Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu phát triển Đại học và cao học 55,1 35,8 9,1

Viện phi lợi nhuận 20,3 35,8 43,9

Viện nghiên cứu công 24,4 29,6 46,0

Doanh nghiệp 6,3 19,6 74,1

Trung bỡnh 14,3 22,8 62,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: MEXT, 2006.

Cũn đối với các doanh nghiệp, tuy chiến lược nghiên cứu KH&CN thường khác nhau, nhưng vẫn có một điểm chung là đều tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng, rồi mới đến nghiên cứu cơ bản. Trong nghiên cứu cơ bản, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng thiết thực nhưng thiên hạ không ai làm, hoặc nghiên cứu để chuyển các nghiên cứu cơ bản của thiên hạ vào trong các sản phẩm của mỡnh. Một cỏch làm nghiên cứu phát triển phổ biến của các công ty Nhật là dựa trên các thành tựu khoa học đó được kiểm chứng. Họ thường mua các bằng sáng chế phát minh của Mỹ, Đức, … rồi từ đó nghiên cứu chế tạo

2

Loại S: Nghiên cứu sáng tạo và mũi nhọn, thời gian 5 năm, kinh phí từ 500 nghỡn đến 1 triệu USD/đề tài.

Loại A: Nghiên cứu sáng tạo, 2-4 năm, kinh phí 200-500 nghỡn USD/đề tài.

Loại B: Nghiên cứu sáng tạo, 2-4 năm, kinh phí 50-200 nghỡn USD/đề tài.

Loại C: Nghiên cứu sáng tạo, 2-4 năm, kinh phí dưới 50 USD nghỡn/đề tài

các sản phẩm, độc quyền chế tạo và bán trên thị trường. Cách đầu tư cho nghiên cứu phát triển này được cho là ít rủi ro và nhiều lợi nhuận (less risk and more profit).

Hiện nay, có tám lĩnh vực ưu tiên về KH&CN ở Nhật Bản, trong đó nhóm ưu tiên hàng đầu gồm các khoa học về sự sống, công nghệ thông tin và truyền thông, các khoa học về môi trường, công nghệ nano và vật liệu; và nhóm ưu tiên thứ hai gồm năng lượng, công nghệ chế tạo, hạ tầng cơ sở, không gian và đại dương. Nhờ các chiến lược đầu tư đó mà tạo ra động lực để kích thích vốn đầu tư của các doanh nghiệp và của nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 32 - 36)