Đến nay, các nguồn vốn cho hoạt động KH&CN đó khá đa dạng, bao gồm: vốn do ngân sách Nhà nước cấp; vốn của các tổ chức nghiên cứu KH&CN và của doanh nghiệp được hỡnh thành từ phần trớch lập quỹ, do liờn doanh liên kết hay thực hiện các hợp đồng về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; vốn vay ngân hàng theo các quy định của pháp luật; viện trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ chỗ chiếm hầu hết trong tổng vốn đầu tư cho KH&CN của các năm trước (ví dụ, giai đoạn 1991- 1995 là 1.728 tỷ đồng), đến chỗ chỉ cũn bằng khoảng 4/5 trong tổng nguồn vốn này kể từ năm 1996 lại đây. Ví dụ, trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 5.019 tỷ đồng trong tổng số 7.249 tỷ đồng đầu tư cho KH&CN, tức là vốn Nhà nước cho KH&CN chiếm 70% trong tổng đầu tư cho KHCN. Cá biệt năm 2000, nguồn vốn đầu tư này của Nhà nước chiếm đến 91%. Nhỡn chung, từ năm 1996 đến nay nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho KH&CN bằng khoảng 90% tổng vốn đầu tư cho KH&CN của cả nước [1]. Năm 2000, đó cú 9% vốn cho hoạt động KHCN là từ các nguồn khác như, từ ngân hàng, tài trợ, nguồn nước ngoài, liên doanh liên kết…
Đến nay, mức vốn thu hút cho đầu tư phát triển KH&CN đó đạt khoảng 0,65% GDP, trong đó vốn Nhà nước đó bảo đảm mức chi bằng 0,52% GDP (tương đương 2% tổng chi ngân sách Nhà nước), cũn mức đầu tư cho KH&CN ngoài nhà nước đạt khoảng 0,13% GDP [2].
Ngoài ra, việc thu hút đầu tư cho KH&CN cũn được thực hiện từ các nguồn nước ngoài với ba hỡnh thức: hợp tỏc quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư song phương hay đa phương; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, số vốn thu hút từ nguồn nước ngoài chưa có số liệu thống kê cụ thể.