Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 100 - 102)

- Phát huy vai trò của cơ chế thị trường của nền kinh tế mở để tranh thủ các

3.2.3.3. Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính

Mục tiêu của đổi mới về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính là cho phép các tổ chức và các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong thu hỳt vốn trong xó hội và sử dụng kinh phí vào hoạt động KH&CN. Vốn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu. Cho phép họ được linh hoạt chuyển đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ đi trao đổi khoa học ở nước ngoài cũng như mời chuyên gia nước ngoài vào hợp tác nghiên cứu trong nước.

Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin – cho” theo đầu biên chế trong hoạt động KH&CN. Triệt để thực hiện cấp kinh phí theo nhiệm vụ KH&CN và tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các tổ chức KH&CN theo quy định của pháp luật..

Từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.

Nhà nước đầu tư, bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận, khoa học xó hội và nhõn văn, quốc phũng, an ninh và những nhiệm vụ trọng điểm khác theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH&CN của quốc gia, hỡnh thành những tập thể nghiờn cứu mạnh, giao cho họ quyền tự chủ cao để họ làm được việc đó. Với cơ chế manh mún hiện nay (có khi cùng một vấn đề, viện A nghiên cứu, viện B cũng nghiên cứu, bộ C cũng có đề tài tương tự…), chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề mang tính chiến lược, tầm quốc gia.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, ngân sách nhà nước cần được tập trung ưu tiên cho phát triển các KH&CN cơ bản như: ưu tiên hàng đầu gồm các khoa học về sự sống, công nghệ thông tin và truyền thông, các khoa học về môi trường, công nghệ nano và vật liệu; và nhóm ưu tiên thứ hai gồm năng lượng, công nghệ chế tạo, hạ tầng cơ sở, không gian và đại dương. Vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của sáu trong tám lĩnh vực kể trên được tăng lên trong nhiều năm qua để có được những đề tài, công trỡnh nghiờn cứu dài hạn, tạo tính đột phá. Việc nghiên cứu và triển khai không chỉ được thực hiện bởi các viện nghiên cứu nhà nước, mà cũn bởi cỏc trường đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp và các tổ chức không vụ lợi.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và thu hút các nguồn lực vào nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ theo yêu cầu của thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ và thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển KH&CN. Đưa tổng mức đầu tư xó hội cho KH&CN đạt 2,5% GDP vào năm 2020; bảo đảm tốc độ tăng chi cho KH&CN từ ngân sách nhà nước hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước.

Ngày 22/10/2003, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Đây là một tổ chức độc lập, được quản lý, giám sát chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật. Nhiệm vụ của Quỹ là tài trợ cho việc thực hiện các nghiên cứu cơ bản. Hoạt động KH&CN của các tổ chức, cá nhân nếu đề xuất xin tài trợ, vay vốn của Quỹ thỡ được xét chọn công khai, dân chủ, bỡnh đẳng thông qua Hội đồng KH&CN do Quỹ thành lập. Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ không được trùng lắp với các nghiên cứu đó hoặc đang thực hiện bằng nguồn vốn của Quỹ hoặc nguồn vốn khác của Nhà nước. Quỹ tài trợ, cho vay để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN không thuộc các chương trỡnh, đề tài, dự án KH&CN trong kế hoạch của Nhà nước, có ý nghĩa tầm quốc gia, liờn ngành, vựng và do tổ chức, cỏ nhõn thuộc mọi thành phần kinh tế đề xuất. Năng lực và qui mô dịch vụ của Quỹ là thước đo trỡnh độ phát triển và thực hiện vai trũ của nú trong thu hỳt và sử

dụng vốn theo chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao. Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành Quỹ từ Hội đồng quản lý đến Ban điều hành, Ban kiểm soát và Hội đồng KH&CN để làm tốt chức năng của mỡnh. Quỹ này chớnh là một kờnh dẫn vốn quan trọng cho việc thực hiện các chương trỡnh, đề tài, đề án và các hỡnh thức KH&CN khỏc.

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Theo Nghị định này, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đói về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, ưu đói về thuế nhập khẩu, về tớn dụng và cỏc chớnh sỏch khuyến khớch khỏc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng thời thực hiện nghiên túc Nghị định 115/CP của Chính phủ quy định "Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập", buộc các tổ chức này phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động KH&CN, có thêm động lực trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư. Tinh thần của Nghị định 115 và Nghị định 80 là Chính phủ đó giao cho cỏc tổ chức KH&CN quyền tự chủ rất cao, cả về tài chớnh, tổ chức, biờn chế được ví như “khoán 10” trong KH&CN. Vấn đề cũn lại là cỏc cấp quản lý phải hiểu rừ và cần tổ chức thực hiện tốt chủ trương này.

Rà soát, bổ sung và đổi mới các chính sách thuế, tín dụng và chế độ tài chính để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo KH&CN. Bảo trợ việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN được sáng tạo ở trong nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 100 - 102)