Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 83 - 86)

học và công nghệ. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả cũn hạn chế.

Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu vào tiềm thức và thói quen của không ít cỏn bộ KH&CN và quản lý KH&CN đó tạo ra sức ỳ khụng dễ khắc phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý KH&CN trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoỏ và hội nhập quốc tế.

Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay cũn duy trỡ sự bao cấp giỏn tiếp của Nhà nước, độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp nhà nước có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tư cho KH&CN.

Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài cũn chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến kết cấu hạ tầng KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp. Chưa làm rừ trỏch nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên; nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu mang tính công ích, v.v...; cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.

Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là cũn thiếu những đũn bẩy lợi ớch kinh tế để khuyến khích áp dụng tiến bộ KH&CN, những quy định ràng buộc trách nhiệm và đảm bảo lợi ích của việc chuyển giao công nghệ, tổ chức lại sản xuất, bao tiêu sản phẩm; việc tổ chức thực hiện các chương trỡnh kinh tế - xó hội và KH&CN cũn phõn tỏn, chưa có sự phối hợp trên cùng một địa bàn, nội dung của các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội chưa thể hiện đầy đủ vai trũ nũng cốt của KH&CN; chưa làm

tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ cần thiết cho lực lượng lao động ở nông thôn. Do đó, chưa tạo ra động lực manh để thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN.

Ngoài ra, việc hạn chế thu hút vốn đầu tư cho KH&CN cũn do chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hỡnh tiờn tiến về gắn kết giữa nghiờn cứu KH&CN với giỏo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh. Chất lượng các cụng trỡnh KH&CN thấp chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư: vốn phân bổ dàn trải, thiếu tập trung; sự giám sát, kiểm tra thực hiện và nghiệm thu đề tài cũn lỏng lẻo; chọn đề tài không theo nhu cầu sản xuất, dẫn đến mang tính chủ quan, thiếu thực tế. Chế độ báo cáo việc thu hút và sử dụng kinh phí dành cho KH&CN hàng năm của nhiều bộ/ngành, địa phương không được thực hiện nghiêm túc, vỡ thế khụng cú đủ dữ liệu thống kê để đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách đầu tư cho KH&CN, và như vậy, đây cũng là yếu tố làm giảm tính tích cực trong thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển KH&CN.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ

3.1. Bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ nước ta và Phương hướng tăng cường thu hút vốn đầu tư cho hoạt động này tăng cường thu hút vốn đầu tư cho hoạt động này

3.1.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam nghệ Việt Nam

3.1.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế - Bối cảnh quốc tế: - Bối cảnh quốc tế:

Hiện nay, cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xó hội loài người.

Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thụng, cụng nghệ sinh học, cụng nghệ vật liệu, v.v..., xó hội loài người đang trong quá trỡnh chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá.

KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trũ của nguồn nhõn lực cú trỡnh độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.

Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vũng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty

xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trỡnh độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trỡnh hợp tỏc để phát triển vừa là quá trỡnh đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.

Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v... thỡ nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay doc (Trang 83 - 86)