Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT. (Trang 59 - 63)

Để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý có hiệu quả, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở cho kiến thức địa lý địa phương có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức địa lý địa phương phù hợp với nội dung của bài học. Thí dụ: khi dạy bài 11 “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”, để minh hoạ cho ý phân bố nhiệt độ theo đai cao, giáo viên ở các tỉnh

miền xuôi không thể lấy một ngọn đồi nằm giữa khu vực đồng bằng để chứng minh cho ý này, mà nên tìm ộmt ngọn núi cao có trong địa phương hay các địa phương lân cận để chứng minh, làm rõ. Hoặc khi dạy bài 17 “Thổ

nhưỡng

quyển. Các nhân tố hình thành đất”, để chứng minh cho ý mỗi loại đất được hình thành

ừt những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch), thì ở địa phương có loại đất nào giáo viên nên lấy loại đó để dẫn chứng, không nên lấy quá nhiều các loại đất mà địa phương không có. Nếu là các tỉnh trung du miền núi phía bắc thì loại đất phổ biến feralit trên đá phiến, đá vôi; các tỉnh đồng bằng chủ đạo là đất phù sa trên đá trầm tích; các tỉnh Tây Nguyên đặc trưng là đất bazan trên đá macma…

- Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Theo nguyên ắt c này, n hữn g kiến thức đ ưa vào b ài cần đ ược sắp xếp đú ng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học, bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. Muốn làm được điều đó, ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu và tinh thần của toàn bộ chương trình mà mình phụ trách, mối liên hệ giữa các bài, các mục trong bài, có nghĩa là nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương trình để dự kiến các kiến th ức địa lý địa phương sẽ liên hệ, bổ sung, mở rộng và sắp xếp c húng thành một hệ thống. Thí dụ: khi dạy bài 12 “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, giáo viên cần trình bày lần lượt các loại gió theo như cách trình bày của SGK. Đến loại gió nào mà địa phương có, giáo viên mới liên hệ đến nó. Sự liên hệ cũng nên tuần tự theo đặc điểm của các loại gió đã nêu trong sách bắt đầu từ nguồn gốc, tính chất, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động. Hoặc khi dạy bài 9

công nghiệp”, để liên hệ với công nghiệp địa phương giáo viên cần phải đưa các kiến thức đó vào đúng chỗ, có trật tự, không quá lạm dụng, tức là đến ngành công nghiệp nào chúng ta chỉ lấy những ví dụ liên quan đến ngành công nghiệp ấy và đi theo các nội dung sau: vai trò, tình hình sản xuất, phân bố.

Hình 2.2. Nhà máy luyện gang (Thái Nguyên) Hình 2.3. Nhà máy ô tô Hon Đa (Vĩnh Phúc)

Nguồn: w w w . baothaingu ye n . o r g . v n Nguồn: w w w . v inhphu c . go v . v n

- Vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự hạn chế, quy định số trang trong một bài và để phát huy tính độc lập, sáng tạo của thầy và trò trong dạy học, nhiều bài trong SGK địa lý lớp 10 không đưa ra những sự vật và hiện tượng cụ thể để làm sáng tỏ lý thuyết. Nhiệm vụ này được đặt ra đối với cả giáo viên và học sinh. Đây là cơ hội tốt để giáo viên, học sinh sử dụng tốt những kiến thức địa lý địa phương vào bài học, nhưng cần phải chọn ưu tiên cho những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nhất với học sinh, tức là đó phải là những đối tượng mà các em đã được tiếp cận hàng ngày hoặc đã được biết. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, khi đứng trước một lo ạt các ví dụ có thể lấy để minh hoạ, giải thích cho một nội dung kiến thức bài học, giáo viên nên chọn các v í dụ là các sự vật, hiện tượng ở ngay trong xã, huyện, tỉnh , thậm chí là ngay cạnh trường học, ưu tiên hơn so với các đối tượng ở các địa phương khác, ở các quốc gia khác cho dù nó có thể tiêu biểu và hay hơn. Bởi vì, càng ở gần học sinh thì biểu tượng về những đối tượng địa lý càng rõ, do ít nhiều các em đã được nhìn thấy, nghe thấy và hiểu được một vài đặc điểm về

chúng. Khi biểu tượng càng rõ thì v iệc hình thành khái niệm sẽ đơn giản hơn, học sinh sẽ có cơ hội biết thêm về quê hương của mình, phát huy được tính tích cực hứng thú học tập của các em. Thí dụ: khi dạy bài 15 “Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông”, thay vì giáo viên lấy các con sông nổi tiếng trên thế giới làm v í dụ, chúng ta có thể lấy ngay

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT. (Trang 59 - 63)