10 trường THPT
2.3.1. Khái quát về tích hợp kiến thức vào dạy học và tích hợp kiếnthức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 thức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10
Tích hợp hay tích hợp hệ thống (System Integration) là việc phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong ứng dụng tin học, chẳng hạn để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý, tích hợp hệ thống bao gồm việc lựa chọn các máy tính, các thiết bị phụ cận, các giải pháp mạng và thiết bị kế t nối, các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng… cùng với việc cài đặt, ghép nối chúng với nhau thành hệ thống cùng thực hiện được các nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, truyền đưa và xử lý thông tin theo yêu cầu đề ra. (Từ điển bách khoa Tiếng việt, nxb Từ điển bách khoa - Hà Nội 2002)
Thuật ngữ “tích hợp” không những được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, mà trong những thập niên gần đây nó cũng được thường xuyên nhắc tới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giáo dục. Cuộc sống hiện đại và không ngừng phát triển đã mang đến rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho con người, song bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi con người cần phải biết cân bằng và hoà hợp giữa các mặt của cuộc sống, thí dụ như giữa kinh tế và tự nhiên, giữa kinh tế và xã hội, g iữa xã h ội và tự nhiên… Các mặt này thường xuyên đan xen và tác động lẫn nhau trong một hệ thống, được gọi là môi trường sống. Cho nên, khi con người làm bất cứ việc gì, điều phải tính toán đến các mối quan hệ hữu cơ nêu trên. Nói một cách khác, chúng ta phải thường xuyên tích hợp các mặt của cuộc sống với nhau để chúng có thể phát triển và đi đúng quỹ đạo đã được đặt ra.
Trong nhà trường, ngoài nhiệm vụ giáo dục kiến thức, kỹ năng cơ bản để học sinh có thể bước vào cuộc sống vững vàng, còn có nhiệm vụ giáo dục thái độ, hàn h vi sống đúng đ ắn cho các em. Cùng với sự phát triển tăng tốc của xã hội, nền giáo dục luôn phải đứng trước những đòi hỏi rất lớn là làm sao đào tạo ra được những công dân có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, thích nghi và xử lý nhanh mọi tình huống trong cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc đặt ra cho giáo dục phải giải quyết đồng thời rất nhiều các nhiệ m vụ . Trong khi đó thời gian học tập và rèn luyện trong nhà trường của học sinh lại có hạn. Vì vậy người ta nghĩ ra hình thức tích hợp để có thể làm tất cả các nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ cấp bách do sự phát triển của đời sống hiện đại yêu cầu: giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường… Theo tinh thần trên, tác giả nhận thấy cần phải tích hợp kiến th ức địa lý địa phương vào ạdy họ c địa lý tron g các trườn g ph ổ thông để bổ sung kiến thức địa lý địa phương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, đặc biệt là để các em học bộ môn địa lý tốt hơn. Nếu làm tốt được ý tưởng này , nhà trường sẽ đạt được nhiều mục đích giáo dục cùng một lúc mà không phải ở đâu, lúc nào cũng có thể thực hiện được.
Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý là sự hoà trộn nội dung địa lý địa phương vào nội dung các bài học địa lý thành một nội dung thống nhất, gắn bó c hặt chẽ, khiến cho người ta khó phân biệt được đâu là nội dung địa lý địa phương, đâu là nội dung bài học nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo nội dung bài học.
Địa lý địa phương thực chất là một bộ phận của bộ môn địa lý cho nên nó có mối quan hệ gắn kết, ràng b uộc với khoa học địa lý nói chung và bộ môn địa lý nói riêng. Điều đó chứng tỏ bộ môn địa lý có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp kiến thức địa lý địa phương. Tuy nhiên, do từ trước đến nay nó luôn bị coi nhẹ, vì người ta cho rằng nó không phải là kiến thức địa lý cơ bản, trọng tâm cần dạy học, do đó nó chỉ chiếm một số tiết hiếm hoi trong phân phối chương trình của các nhà trường phổ thông hiện nay. Chính bởi suy nghĩ và thói quen đó nên khi tiến hành điều tra tình hình dạy học địa lý địa phương ở tỉnh Thái Nguyên thì tình trạng giáo viên, học sinh không biết hoặc biết rất ít về địa lý địa phương đã trở thành phổ biến. Trên thực tế thì việc đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài học địa lý không phải là không làm được, mà thực chất là chúng ta chưa quan tâm và thực hiện nó .
Muốn tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học, khi xây dựng chương trình chúng ta phải rà soát lại toàn bộ chương trình cũ, sắp xếp chúng lại thành hệ thống tri thức để đưa các tri thức địa lý địa phương vào những “địa chỉ” có thể đưa được. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học, cũng như khả năng chuyên môn của giáo viên mà chúng ta có thể tích hợp kiến thức địa lý địa phương ở các mức độ khác nhau:
- Mức độ 1: Nội dung địa lý địa phương là nội dung bài học. Trong môn địa l ý đó là các bài 41, 42, 43, 44 ịđa lý lớp 9 và 44, 45 địa lý lớp 12 hoặc là các bài thực hành, đặc biệt là các bài thực hành được tiến hành ngoài trời (thực địa) với mục đích là rèn luyện kỹ năng và minh hoạ, giải thích cho nội dung bài học.
- Mức độ 2: Mộ t số đơn vị tri thức của nội dung địa lý địa phương được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một câu trong bài học. Mức độ này gặp nhiều khi học sinh học phần địa lý Tổ quốc (địa lý Việt Nam).
- Mức độ 3: Các kiến th ức địa lý địa phương không được nêu trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ với các kiến thức địa lý địa phương để làm rõ kiến thức bài giảng. Mức độ này khá phổ biến khi dạy họ c địa lý các lớp, trong đó đặc biệt thuận lợi đối với việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10.
Với nội dung là các kiến thức địa lý đại cương cho nên hầu như tất cả các bài học của địa lý lớp 10 đều có thể tích hợp kiến thức địa lý địa phương ở mức độ thứ 3. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào bài học địa lý lớp này cần phải được giáo viên cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận để đưa những kiến thức địa lý địa phương (quê hương) vào bài lên lớp một cách hợp lý và hiệu quả: vừa đảm bảo hình thành được kiến thức địa lý lớp 10, lại vừa bổ sung và làm phong phú kiến thức địa lý địa phương của học sinh. Để đạt được các yêu cầu nêu trên, khi tiến hành các bài lên lớp giáo viên cần phải: phân tích, xác định những kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài học; tiến hành tích hợp dựa trên cơ sở những nguyên tắc đề ra; lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Muốn xác định tốt các kiến thức địa lý địa phương tích hợp vào bài học có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và phân loại các bài học đã có nội dung hoặc có khả năng đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài. Có thể phân chia thành 4 loại bài, ngoài 3 loại bài chính là 3 mức độ tích hợp đã nêu ở trên, còn có thêm một loại nữa đó là loại bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức địa lý địa phương.
- Bước 2: Xác định các kiến thức địa lý địa phương s ẽ được tích hợp vào các ý trong bài. Các kiến thức địa lý địa phương rất phong phú và đa dạng cho nên cần phải lựa chọn và tìm “địa chỉ” để đưa chúng vào bài học. Bước này rất quan trọng bởi nó là cơ sở xác định các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho tốt.
- Bước 3: Xác định các hình thức tổ chức và phương phá p dạy học để tích hợp các kiến thức địa lý địa phương vào bài học. Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, trình độ của giáo viên và đềi u kiện học tập mà lựa chọn các hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp. Tốt nhất, đối với mỗi bài học học giáo viên nên xây dựng dàn ý hay đề cương chi tiết bài giảng để tiến hành dạy học tích hợp và dự phòng các tình huống có thể xảy ra.
2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến thức địa lý địa phương nhằmphục vụ cho mục đích tích hợp vào dạy học địa lý lớp 10