Vai trò của kiến thức địalý địa phương đối với việc dạy học địa lý lớp 10 trường THPT

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT. (Trang 26 - 31)

Có nhiều biện pháp làm giàu kiến thức địa lý địa phương cho học sinh. Trong đó, tích hợp kiến thức qua các bài học địa lý ở tất cả các lớp mang lại hiệu quả cao hơn cả. Đặc điểm địa lý lớp 10 có nhiều thuận lợi cho việc hình thành và vận dụng kiến thức địa lý địa phương cho học sinh. Kiến thức cơ bản của lớp này là các khái niệm địa lý đại cương. Các bài học trong sách giáo khoa được trình bày theo con đường diễn dịch. Trình tự các kiến thức được thể hiện như sau: định nghĩa (hay nêu đặc điểm) khái niệm; làm rõ những đặc điểm (dấu hiệu) bản chất của khái niệm; cuối cùng là chứng minh cho những kiến thức trên bằng các sự vật và hiện tượng cụ thể. Thí dụ: bài 15

“Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên thế giới”, ngay tiêu đề của bài đã thể hiện logic này. Khi hướng dẫn học sinh nắm khái niệm cũng có thể theo hướng ngược lại - quy nạp: nêu những sự vật, hiện tượng cụ thể; tìm đặc điểm (dấu hiệu bản chất) của khái niệm; định nghĩa khái niệm. Như vậy, các sự vật và hiện tượng địa lý có vai trò quan tọrng và không thể thiếu trong quá trình hình thành khái nệi m. Chúng có thể là kiến thức minh hoạ cho khái niệm khi hình thành theo con đường diễn dịch, có thể là cơ sở để hình thành khái niệm khi sử dụng con đường quy nạp. Dù với vai trò nào, sự vật và hiện tượng đều làm tăng cường sức thuyết phục cho bài học và gây hứng thú cho học sinh. Đa số các bài trong sách giáo khoa địa lý lớp 10 đều có thành phần thứ ba này. Thí dụ:

Hồng, dãy Con Voi (bài 8), các nước có ngành dệt may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản (bài 32)… Nhưng do đặc điểm của sách giáo khoa mà một số bài không có thành phần này, nên nhiệm vụ của thầy (cô) giáo là phải bổ xung, hướng dẫn để tìm ra những bằng chứng chứng minh cho kiến thức lý thuyết, nếu không sẽ dẫn tới hiện tượng họ c vẹt, bài giảng khô khan, kém hấp dẫn.

Kiến thức địa lý địa phương là cơ sở để hình thành khái niệm nếu đi theo con đường quy nạp. Nghĩa là việc dạy cho học sinh khái niệm phải bắt đầu từ những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm và phân tích các dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng đó; cuối cùng là khái quát lên thành định nghĩa (khái niệm) về sự vật, hiện tượng đó. Thí dụ: khi học đến “độ phì đất” (bài 17), học sinh chỉ thu ộc như sách giáo khoa “độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển”, hoặc chỉ hiểu khái niệm “trang trại” (bài 27) một cách chung chung “trang trại là hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghệi p, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc”. Học sinh sẽ hiểu thấu đáo khái niệm và bài giảng sẽ thuyết phục hơn khi giáo viên lấy những ví dụ cụ thể, đặc biệt là từ các hiện tượn g, sự vật ở địa ph ươn g. Chẳng hạn, Thái Nguyê n có đặc sản chè, đối với học sinh ở tỉnh này, giáo viên chỉ cần gợi ý để các em thấy: ở xóm, xã làm chè ngon nổi tiếng như xã Tân Cương, Phúc Trìu là do độ phì đất ở những nơi đó có nhiều nguyên tố vi lượng tạo nên. Với khái niệm trang trại, giáo viên gợi ý đến các trang trại trồng chè, thậm chí ngay cả trang trại của gia đình học sinh trong lớp để minh hoạ cho khái niệm này. Những huyện có nhiều trang trại trồng chè của tỉnh như Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương cũng là do đặc trưng độ phì đất. Hình thành khái nệi m bằng con đường quy nạp thường được sử dụng nhiề u ở các lớp học sinh nhỏ tuổi (lớp 4, 5, 6), do các em mới làm quen với bộ môn địa lý, trình độ nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đối v ới một số

bài học địa lý lớp 10, chúng ta cũng có thể đi theo con đường này để hình thành khái nệi m cho học sinh. Nhưng nó phải được nâng lên ở một tầm cao hơn, đó là các em có tểh tự định nghĩa một sự vật, hiện tượng địa lý bất kỳ theo quy trình các ưbớc hình thành khái nệim mà giáo viên đã cung cấp; không còn hiện tượng giáo viên đọc cho học sinh chép khái niệm như ở các lớp dưới.

Kiến thức địa lý địa lý địa phương là các thí dụ minh họa gần gũi, sinh động, cụ thể tạo nên tính thuyết phục cho bài giảng và niềm hứng thú học tập địa lý của học sinh khi hình thành khái niệm địa lý bằng con đường diễn dịch. Con đường hình thành khái niệm theo kiểu này rất hay được sử dụng ở các lớp bậc học trên (lớp 10, 11, 12 THPT, CĐ&ĐH). Ta có thể dễ dàng nhận thấy qua phương pháp trình bày ộni dung trong SGK. Bắt đầu từ nắm khái quát khái niệm, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm; cuối cùng là lấy các ví dụ, dẫn chứng chứng minh, minh hoạ cho các dấu hiệu bản chất đó. Thí dụ:

khi hình thành khái niệm “lớp vỏ địa lý” (bài 20), nếu giáo viên chỉ cho học sinh đọc lại nguyên nội dung trong SGK, các em sẽ không hiểu được bản chất của khái niệm này. Vì vậy, nếu đi theo con đường diễn dịch để hình thành khái niệm “lớp vỏ địa lý” cho học sinh, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiên cứu kỹ khái niệm này, tìm ra những dấu hiệu bản chất của nó, đó là: lớp vỏ địa lý gồm 5 lớp, trong đó các ớl p vỏ bộ phận xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau; sau đó yêu cầu các em lấy ví dụ minh hoạ có t ại địa phương để làm rõ cho các dấu hiệu nêu trên. Muốn việc lấy ví dụ của học sinh được dễ dàng và chính xác, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý, chẳng hạn ở dưới đất có không khí, nước, sin h vật v à đ á kh ôn g, ở trên không có các yếu tố vô cơ và h ữu cơ không, chúng được sắp xếp và tác động lẫn nhau như thế nào. Dù các em là học sinh miền núi hay đồng bằng, nông thôn hay thành thị đều thấy rõ lớp vỏ địa lý có ở mọi nơi. Ưu điểm của phương pháp diễn dịch là hình thành khái

niệm nhanh, dễ lấy ví dụ (vì đã nắm được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng).

Thực tế cho thấy, bộ môn địa lý khác với các môn KHTN khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lý (nhất là các khái niệm địa lý chung) không có gì tốt bằng việc giáo viên lấy ví dụ minh hoạ cho khái niệm là những sự vật, hiện tượng ở gần, thân thuộc với các em; một ngọn núi, dòng sông cạnh làng (xã, huyện, tỉnh) sẽ làm biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với nơi khác. Giáo viên địa lý thường có thói quen lặp đi lặp lại các ví dụ điển hình, quen thuộc trên phạm vi khu vực và thế giới (sông Nin, sông Hằng, dãy Anpơ, Anđec…) khiến học sinh thấy nhàm chán, cứng nhắc mà biểu tượng lại không rõ bởi các em có được tận mắt nhìn thấy chúng đâu. Các ví dụ minh họa gần gũi, thân quen phải là những điều học sinh đã từng nhìn, từng nghe thấy; như vậy bài giảng địa lý sẽ có tính thuyết phục cao hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn và học sinh cũng sẽ yêu môn địa lý hơn.

Kiến thức địa lý vô vàn phong phú, nếu chỉ hoàn toàn lặp lại trong SGK thì chưa thể đủ được. Đặc biệt, yêu cầu phải gắn giáo dục với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành đòi hỏi việc dạy địa lý địa phương cho học sinh phổ thông phải góp phần củng cố và làm giàu kiến thức địa lý cho học sinh. Có một thực trạng kéo dài nhiều năm nay đó là học sinh nước ta rất thiếu kiến thức thực tế, kiến thức địa lý địa phương, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Đứng trước thực trạng này, Bộ GD&ĐT quyết định đưa địa lý địa phương vào dạy trong nhà trường phổ thông để bổ sung kiến thức về thực tế, về địa phương cho các em là hoàn toàn đúng đắn. Các em muốn sinh sống và làm việc ở đâu, ngay tại quê hương mình hay trên miền nào của Tổ quố c, thậm chí là ra n ước n go ài cũ n g cần phải có sự h iểu biết nhất định về quê hương đất nước mình. Bởi đó là cách làm khơi dậy, làm giàu tình yêu và lòng tự hào về quê hương trong mỗi con người; mặt khác cho

dù họ lựa chọn nghề nghiệp gì thì họ cũ ng phải biết đặc điểm tình hình của địa phương trên các mặt thì mới có thể lao động sản xuất tốt và có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình xây dựng quê hương tươi đẹp.

Một bài giảng địa lý đạt yêu cầu là học sinh phải nắm được kiến thức và có khả năng vận dụng vào cuộc sống. Lớp 10 là lớp có nhiều kiến thức địa lý cơ bản, trọng tâm, là nền tảng để học sinh học địa lý ở các lớp trên. Cho nên làm cho học sinh hiểu và nhớ kiến thức là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của mỗi giáo viên dạy địa lý lớp 10. Tu y vậy, nếu giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học chắc chắn nhiệm vụ nêu trên sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Một trong những cách làm hay được vận dụng nhiều trong những năm gần đây là giáo viên đưa các kiến thức địa lý địa phương dưới dạng các ví dụ để phục vụ cho bài giảng. Bài giảng địa lý lúc đó không chỉ có tính thuyết phục, hấp dẫn mà còn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu. Bởi những kiến thức địa lý địa phương là những hiểu biết rất đời thường, rất gần gũi, quen thuộc với các em được khái quát lên thành khái niệm, thành quy luật và thành tri thức nhân loại mà các em cần phải nắm.

1.4. Tình hình sử dụng các kiến thức địa lý địa phương vào dạyhọc địa lý lớp 10 ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT. (Trang 26 - 31)