sư, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
Luật luật sư quy định nội dung quản lý nhà nước vẫn còn mang tính chất dàn trải, nặng về hình thức. Vì vậy, trong thời gian tới khi thi hành Luật luật sư cần phải xác
định những nội dung trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý nhà nước về luật sư để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một cách quyết liệt, có tính đột phá.
Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về luật sư, nhanh chóng tin học hóa quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư bằng việc xây dựng phần mềm quản lý và trang web về luật sư và hành nghề luật sư trong cả nước. Phân định rõ nội dung quản lý nhà nước và phân cấp mạnh mẽ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý về luật sư.
Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức quản lý luật sư của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định, nhà nước cần tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình. Vì vậy, để việc quản lý luật sư của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư có hiệu quả thì trách nhiệm của nhà nước cần phải cụ thể hóa, luật hóa những nội dung tự quản.
Mặc dù Luật luật sư đã quy định một số nội dung tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, nhưng để thực hiện được những nội dung tự quản đó, theo quan điểm của chúng tôi, nhà nước cần phân định rõ những nội dung nào thuộc phạm vi tự quản trong nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, những nội dung nào nhà nước trao quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư tham gia quản lý luật sư. Nhà nước cần phải quy định cụ thể những nội dung tự quản bằng pháp luật, trên cơ sở quy định của pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Vì vậy, nhà nước cần luật hóa những quy định về chức năng đại diện, chức năng giám sát, chức năng quản lý nghề nghiệp v.v...
Thứ ba, hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý luật sư thể hiện ở việc nhà nước thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm. Vì vậy, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư là một trong những nội dung rất quan trọng. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về luật sư là kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, một mặt nhà nước phát hiện
những bất cập, hạn chế về chính sách, quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cũng thông qua kiểm tra, thanh tra nhà nước phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Mặt khác, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư là tăng cường sự quản lý nhà nước về luật sư nhằm mục đích giúp tổ chức luật sư và hành nghề luật sư phát triển đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp quản lý luật sư giữa nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Luật luật sư đã phân định được nội dung quản lý nhà nước và nội dung tự quản nhưng điều đó không có nghĩa "việc anh anh làm, việc tôi tôi làm" mà cần phải có cơ chế phối hợp, giám sát quá trình thực hiện những nội dung quản lý đã được pháp luật quy định. Thực tiễn quản lý luật sư thấy rằng, để có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý luật sư thì không thể không có sự phối hợp giữa nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư cần phải thống nhất, tham gia xây dựng cơ chế phối hợp để quản lý luật sư.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn nêu những quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay. Để làm rõ những nội dung cơ bản nêu trên trong chương 3, tác giả đã trình bày cụ thể những vấn đề sau:
- Nêu và phân tích những quan điểm đổi mới quản lý luật sư trong cải cách tư pháp trên cơ sở những chủ trương, đường lối của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng. Tác giả đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản đổi mới quản lý luật sư ở nước ta.
- Từ những quan điểm đổi mới quản lý luật sư, tác giả nêu ra được những giải pháp thiết thực đảm bảo cho việc đổi mới quản lý luật sư ở nước ta hiện nay trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết luận
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đặt ra mục tiêu phát triển đất nước trong những năm tới mà trọng tâm là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định. Đồng thời với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt ra cho nhà nước nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cải cách tư pháp nằm trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp hoạt động có hiệu quả phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn kỷ cương, phép nước, thực hiện công bằng và dân chủ trong xã hội.
Trong việc đổi mới cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cần chú ý đến vai trò của tổ chức và hoạt động luật sư trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp. Vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp cần phải củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động luật sư. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư phải được đặt trong tổng thể cải cách tư pháp nói riêng và trong cải cách bộ máy nhà nước nói chung, trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu tương đối toàn diện vấn đề quản lý luật sư, luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý luật sư, đó là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý luật sư, trong đó tập trung nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, thực tế Việt Nam để đưa ra khái niệm luật sư, phân biệt giữa luật sư, luật gia và khái niệm hành nghề luật sư. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thêm khái niệm quản lý luật sư trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ vấn đề quản lý nhà nước về luật sư, chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và những nội dung quản lý luật sư.
- Đổi mới quản lý luật sư mà mục đích là nhằm phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, phát huy vai trò của luật sư trong công tác tư pháp. Vì lẽ đó, luận văn đã luận giải những yêu cầu khách quan trong việc đổi mới quản lý luật sư ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cải cách tư pháp.
- Thực tiễn quản lý luật sư là một trong những yếu tố quan trọng để bổ sung cho cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư. Tác giả đã nghiên cứu tương đối toàn diện thực trạng quản lý luật sư trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý luật sư theo pháp luật hiện hành, làm rõ những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác quản lý luật sư, từ đó có cơ sở thực tiễn để đưa ra những giải pháp đổi mới quản lý luật sư trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
- Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, luận văn đã phân tích, làm rõ nhưng quan điểm cơ bản mang tính chỉ đạo, định hướng và quy định vấn đề đổi mới quản lý luật sư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Căn cứ vào cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư và cơ sở thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp đổi mới quản lý luật sư.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Tư pháp (1945), Nghị định số 37 ngày 01/12 về bộ máy của Bộ Tư pháp, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (1950), Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/01 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên.
3. Bộ Tư pháp (1983), Thông tư số 691/ QLTPK ngày 31/10 hướng dẫn về công tác bào chữa, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 1119/QLTPK ngày 24/12 hướng dẫn về hoạt động dịch vụ pháp lý, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (1989), Thông tư số 313/TT-LS ngày 15/4 hướng dẫn thực hiện Quy chế Đoàn luật sư, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2001), Thống kê về tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 02/2002/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2002), Quyết định số 356b/QĐ-BTP ngày 05/8 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2005), Thống kê về tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội.
10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 33C/SL ngày 13/9 về thiết lập các tòa án quân sự, Hà Nội.
11. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10 về đoàn thể luật sư, Hà Nội.
12. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/11/1946 về cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp có thể ra làm luật sư.
13. Chính phủ (1949), Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 cho phép nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình.
14. Chính phủ (2001), Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh luật sư, Hà Nội.
15. Chính phủ (2003), Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/07 về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
27. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
28. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Phan Trung Hoài (2003), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư
trong điều kiện mới ở Việt Nam.
30. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội.
31. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/02 ban hành kèm theo Quy chế Đoàn luật sư, Hà Nội.
32. Hội đồng Nhà nước (1987), Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Hà Nội.
33. Hội Luật gia Việt Nam (2004), Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. 34. Quốc hội (1990), Luật Công ty, Hà Nội.
35. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 36. Quốc hội (2004), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 37. Quốc hội (2006), Luật luật sư, Hà Nội.
38. Quốc hội (2006), Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật luật sư, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Thảo (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật
về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
40. Nguyễn Văn Tuân (2002), "Về sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự", Dân chủ và pháp luật, (8).
41. Nguyễn Văn Tuân (2005), Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầu và định hướng phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
42. Nguyễn Văn Tuân (2005), Cải cách tổ chức và hoạt động Bổ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đề tài nhánh 05
thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 04 giai đoạn 2001 - 2005.