Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 đến Pháp lệnh tổ chức luật sư năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 34 - 36)

1987

Hiến pháp năm 1980 một lần nữa ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Điều 133 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý" [27, tr. 128]. Đó là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một văn bản pháp luật về tổ chức luật sư ở Việt Nam.

Sau khi có nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập lại Bộ Tư pháp, ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 143/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính tư pháp trong đó có hoạt động luật sư. Trong khi chờ một văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, sau khi trao đổi với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số cơ quan hữu quan khác, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK ngày 31/10/1983 hướng dẫn về công tác bào chữa, trong đó quy định:

ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng... hiện nay đã có tổ chức luật sư biện hộ thì củng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động theo tinh thần của thông tư này.

ở các tỉnh khác và đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, nếu có đủ điều kiện về nhân sự và được ủy ban nhân dân tỉnh, đặc khu cho phép thì thành lập Đoàn bào chữa viên tỉnh.

Người làm công tác bào chữa phải là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt; gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; có kiến thức pháp lý cần thiết.

Người muốn làm công tác bào chữa tự nguyện làm đơn và sơ yếu lý lịch gửi tới Sở Tư pháp [3].

Thực hiện thông tư này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực, khẩn trương thành lập các Đoàn bào chữa viên nhân dân, lựa chọn những người có đủ điều kiện để công nhận bào chữa viên. Cho đến cuối năm 1987 đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân với gần 400 bào chữa viên và tồn tại cho đến khi ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987.

Công tác quản lý tổ chức bào chữa viên nhân dân và hoạt động của bào chữa viên bước đầu được quan tâm thể hiện ở chỗ các Sở Tư pháp địa phương đã thực hiện việc xây dựng và quản lý tổ chức, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của đoàn bào chữa viên và các bào chữa viên, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ v.v... Trong khi chưa có tổ chức luật sư và đội ngũ luật sư, việc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành các đoàn bào chữa viên nhân dân và đội ngũ bào chữa viên đã đáp ứng một phần nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáo. Đây là cơ sở, là tiền đề cho việc hình thành tổ chức luật sư và đội ngũ luật sư sau này.

Tuy nhiên, công tác quản lý về tổ chức và hoạt động bào chữa còn rất nhiều bất cập. Về phía quản lý nhà nước, khâu quan trọng là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư thì không được chú trọng, mới chỉ ban hành dưới hình thức "thông tư" hướng dẫn về công tác bào chữa, một hình thức văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp. Đồng thời, Nhà nước chưa quan tâm trong việc xây dựng chiến lược và chính sách để hình thành và phát triển nghề luật sư. Đối với quản lý hoạt động bào chữa của các đoàn bào chữa viên nhân dân thì không

được thực hiện bởi pháp luật chưa quy định trách nhiệm quản lý, nội dung quản lý và giám sát hoạt động bào chữa của đoàn bào chữa viên nhân dân đối với đội ngũ bào chữa viên.

Như vậy, trong suốt giai đoạn dài từ tháng 9 năm 1945 đến ngày Pháp lệnh tổ chức luật sư có hiệu lực (30/12/1987), tổ chức luật sư ở nước ta chưa được hình thành, đồng thời cũng chưa có nghề luật sư. Công tác xây dựng đội ngũ luật sư và quản lý luật sư chưa được quan tâm.

ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã ban hành Sắc luật số 01 năm 1976, theo đó bị can, bị cáo có thể nhờ bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình.

Chính quyền ngụy Sài gòn cũng đã ban hành Luật số 1/62 ngày 08/01/1962 ấn định quy chế luật sư và tổ chức luật sư đoàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 34 - 36)